Đa số các cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn nhất thế giới nằm ở khu vực châu Á, cho thấy sự dịch chuyển hướng về phương Đông của dòng chảy thương mại toàn cầu.
Do sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và sự hội nhập ngày càng sâu rộng, hoạt động thương mại tại khu vực châu Á đã phát triển đáng kể. Vào những năm 1990, hơn 70% giá trị xuất khẩu của châu Á là xuất ra bên ngoài khu vực, với các container quay đầu chủ yếu là container rỗng. Tuy nhiên, hiện tại, gần 60% giá trị xuất khẩu của châu lục này là bên trong khu vực.
Đồ thị thông tin dưới đây gồm 10 cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn nhất thế giới theo dữ liệu năm 2023 từ Ship Technology.
Theo đó, 7/10 cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, cho thấy vai trò trung tâm của quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất và thương mại toàn cầu.
Từ năm 2009, Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới cảng biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của nước này. Là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu được Bắc Kinh triển khai từ năm 2013, BRI nhằm mở rộng kết nối và tăng cường thương mại giữa châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách thiết lập một mạng lưới khổng lồ gồm các tuyến đường sắt, đường ống năng lượng, đường cao tốc và tuyến vận tải biển.
Cảng Thượng Hải của Trung Quốc là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lớn nhất thế giới với 49 triệu TEU năm 2023. Theo sau là cảng Singapore của Sigapore với 39 triệu TEU. Mỗi năm, có khoảng 130.000 tàu hàng cập cảng Singapore, kết nối với 600 cảng biển tại 120 quốc gia trên thế giới. Ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, luôn có khoảng 1.000 hàng đang neo đậu ở cảng này.
Cảng biển duy nhất trong top 10 năm nằm ở châu Á là cảng Rotterdam của Hà Lan. Đây là cảng biển hàng đầu của châu Âu, có tuổi đời từ thế kỷ 15, trải dài khoảng 40 km và rộng 10km. Gần đây, cảng Rotterdam đang triển khai các dự án vận tải tự động với một số đối tác, theo đó cho phép các tàu vận hành từ xa thông qua hệ thống camera và cảm biến.