March 14, 2023 | 13:00 GMT+7

130 nghìn nhân viên công nghệ thông tin bị sa thải trên toàn cầu và cơ hội lớn cho Việt Nam

Thu Minh -

Trên toàn cầu, gần 130 nghìn nhân viên tại 482 công ty công nghệ đã bị sa thải trong hai tháng đầu năm 2023, gần bằng con số 161 nghìn nhân viên bị sa thải của cả năm 2022...

Theo layoffs.fyi, 9 công ty Công nghệ thông tin có trụ sở tại Hoa Kỳ, có số lần sa thải lớn nhất chiếm đến 20% tổng số lần sa thải công nghệ toàn cầu.
Theo layoffs.fyi, 9 công ty Công nghệ thông tin có trụ sở tại Hoa Kỳ, có số lần sa thải lớn nhất chiếm đến 20% tổng số lần sa thải công nghệ toàn cầu.

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành công nghệ thông tin vừa công bố, Chứng khoán Rồng Việt - VDSC dẫn thông tin từ layoffs.fyi cho thấy, tình trạng sa thải trong lĩnh vực công nghệ trở nên rõ rệt hơn vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Trên toàn cầu, gần 130 nghìn nhân viên tại 482 công ty công nghệ đã bị sa thải trong hai tháng đầu năm 2023, gần bằng con số 161 nghìn nhân viên bị sa thải của cả năm 2022.

Mỹ là quốc gia có số lượng nhân viên công nghệ thông tin bị sa thải nhiều nhất, với 257 nghìn việc làm trong ngành công nghệ thông tin bị cắt giảm, chiếm 66% số lượng nhân viên công nghệ thông tin bị sa thải toàn cầu trong giai đoạn 2022-2023.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, dữ liệu về sa thải của ngành Thông tin, bao gồm các ngành con liên quan đến lĩnh vực công nghệ, đã nhanh hơn đáng kể so với mặt bằng chung của Mỹ kể từ giữa năm 2022 và kéo dài tới đầu năm nay.

130 nghìn nhân viên công nghệ thông tin bị sa thải trên toàn cầu và cơ hội lớn cho Việt Nam  - Ảnh 1

Các nguyên nhân chính của xu hướng sa thải này bao gồm, thứ nhất, lo ngại điều kiên kinh tế vĩ mô kém tích cực. Suy thoái về mặt kỹ thuật của Mỹ trong Q2-2022, cùng với cuộc chiến ở Ukraine, đã dẫn đến một môi trường kinh tế bất ổn hơn trong năm 2022.

Ngoài ra, việc Fed đã tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980 để kiềm chế tỷ lệ lạm phát tăng cao cũng khiến nền kinh tế nước nay tăng trưởng chậm lại.

Cũng chính tỷ lệ lạm phát cao cũng đã hạn chế sức mua/chi tiêu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp do giá cả cao hơn. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến các các nguồn doanh thu chính của nhiều công ty công nghệ, ví dụ như quảng cáo. Nhằm đối phó với tình trạng doanh thu tăng trưởng chậm hơn/giảm và bảo vệ khả năng sinh lời, các công ty công nghệ đã cắt giảm chi phí hoạt động, bắt đầu với việc cắt giảm nhân sự.

Nguyên nhân thứ hai là điều chỉnh lại quá trình tuyển dụng quá mức trong những năm COVID-19. Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, các hoạt động trực tuyến và sử dụng công nghệ tăng nhanh khi mọi người dành nhiều thời gian để làm việc, mua sắm trực tuyến hơn …

Các công ty công nghệ cho rằng đây sẽ xu hướng bình thường mới và bắt đầu tuyển dụng rầm rộ, nhanh chóng mở rộng đội ngũ nhằm bắt kịp nhu cầu. Vào cuối năm 2022, Meta và Amazon đã tăng gần gấp đôi số lượng nhân viên so với quy mô của năm 2019, tăng lần lượt là 92% và 93%.

Tuy nhiên, mọi thứ đang dần trở lại như trước đại dịch, khiến nhu cầu về các dịch vụ công nghệ giảm xuống, khiến cho các công ty công nghệ dối mặt tình trạng dư thừa nhân viên và buộc phải đảo ngược lại quá trình tuyển dụng ồ ạt trước đó.

130 nghìn nhân viên công nghệ thông tin bị sa thải trên toàn cầu và cơ hội lớn cho Việt Nam  - Ảnh 2

Theo layoffs.fyi, 9 công ty Công nghệ thông tin, có trụ sở tại Hoa Kỳ, có số lần sa thải lớn nhất chiếm đến 20% tổng số lần sa thải công nghệ toàn cầu. Đây là những công ty đã được hưởng lợi đáng kể từ xu hướng gia tăng sử dụng công nghệ/áp dụng kỹ thuật số của người tiêu dùng/doanh nghiệp trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch.

Ngoài các công ty công nghệ B2C bị cắt giảm nhiều việc làm như Google, Meta và Amazon, còn có các doanh nghiệp B2B chuyên về cơ sở hạ tầng, phần cứng và phần mềm CNTT (được tô màu đỏ) và có nguồn doanh thu liên quan tới với dịch vụ Chuyển đổi số.

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ CNTT lớn trên thế giới, ví dụ như các công ty của Ấn Độ, đã có dấu hiệu giảm tuyển mới /cắt giảm số lượng nhân viên trong Q4-2022. Động thái này tương đồng với sự giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu Q4-2022 của họ.

Xu hướng giảm tốc trong chi tiêu dịch vụ CNTT toàn cầu này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong năm nay. Vào tháng 1/2023, Gartner cũng đã giảm dự báo tăng trưởng doanh thu dịch vụ CNTT năm 2023 xuống 5,5% từ mức 7,9% trong dự báo trước đó (tháng 10/2022).

Tuy nhiên, theo VDSC, các doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, có thể sẽ ưa chuộng các nhà cung cấp công nghệ thông tin giá rẻ, ví dụ như FPT Software hoặc CMC Global của Việt Nam. Kỳ vọng yếu tố này sẽ giúp FPT hay CMG ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn các đối thủ trong năm nay, như đã ghi nhận trong năm 2022.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate