Đã qua rồi cái thời chỉ có một nhà sản xuất và phân phối hàng hóa duy nhất được hưởng độc quyền thị trường hoàn toàn. Ngày nay, có một mô hình kinh doanh tốt, nhân sự tốt nhất, quỹ, nhà đầu tư, đối tượng mục tiêu, người đồng sáng lập tương thích, quảng cáo, niềm đam mê và thậm chí cả may mắn đôi khi vẫn chưa đủ. Nhiều yếu tố có thể khiến startup thất bại trong kinh doanh.
VỊ TRÍ
Đôi khi startup có dịch vụ hoặc sản phẩm sẵn sàng cung cấp cho người dùng nhưng lại không nằm ở một địa điểm thích hợp. Đôi khi, địa điểm đó đã có quá nhiều nhà cung cấp nên dù mô hình kinh doanh tốt đến đâu thì cũng khó khăn. Lựa chọn được một địa điểm kinh doanh phù hợp lý tưởng là yếu tố góp phần lớn vào thành, bại của startup.
THIẾU TÀI CHÍNH
Đôi khi do sự khác biệt về chính trị hoặc thay đổi/thiếu lợi ích, việc tìm kiếm nhà đầu tư ở giai đoạn cấp vốn thứ hai trở nên khó khăn hơn và cuối cùng doanh nghiệp mất cơ sở khách hàng do thiếu vốn.
KHÔNG LINH HOẠT, XOAY CHIỀU CHIẾN LƯỢC
Startup biết rõ một số chiến lược sẽ không hiệu quả nhưng vẫn không thể làm gì do thiếu sự hỗ trợ, hoặc không linh hoạt, không xoay chiều chiến lược.
THIẾU SỰ PHỐI HỢP
Có được những team, đội nhóm giỏi nhất là một chuyện và khai thác những gì tốt nhất từ một số đội lại là chuyện khác. Đôi khi do thiếu sự tin tưởng và phối hợp, mọi thứ không diễn ra theo cách chúng ta mong muốn.
KHÔNG CÓ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Sản phẩm xuất sắc, dịch vụ tuyệt vời, định hướng đúng đắn, triển khai nhanh nhẹn nhưng đối tượng khách hàng lại không có nhu cầu. Vì thế, hãy chắc chắn về đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm mục tiêu. Hãy chắc chắn rằng khách hàng muốn những gì bạn đang sản xuất bởi vì dù sản phẩm tốt đến đâu, nhưng không mang lại lợi ích gì thì cũng chẳng ai có nhu cầu mua nó.
KHÔNG DUY TRÌ CẠNH TRANH
Rất khó để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh quá mức. Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một cơ sở, thường xảy ra trường hợp một trong số họ cuối cùng đánh mất người tiêu dùng vào tay đối thủ cạnh tranh. Hãy chắc chắn rằng startup của bạn không kết thúc như vậy. Vì vậy, bạn thậm chí có thể phải cắt giảm chi phí hoặc chịu lỗ tạm thời nhưng không bao giờ nên từ bỏ.
THIẾU TIẾP THỊ
Trong thế giới tiếp thị truyền thông xã hội, nếu bạn không tiếp thị tốt sản phẩm của mình, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hãy để ngày càng nhiều người biết bạn đang bắt đầu kinh doanh gì, mở rộng mạng lưới, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và quảng bá tốt sản phẩm.
MẤT TẬP TRUNG VÀ KHÔNG LẤY PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Trọng tâm của bạn là lợi ích người tiêu dùng. Về lâu dài, nếu startup quên tiếp nhận phản hồi của người dùng và không linh hoạt biến đổi, mọi thứ có thể diễn ra theo hướng không ngược lại.
Hãy ghi nhớ những điểm đã đề cập ở trên và học hỏi từ những sai lầm của doanh nhân đồng nghiệp, bạn có thể làm nên điều kỳ diệu. Học tập là một quá trình không ngừng, hãy luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất nhưng luôn hy vọng điều tốt nhất. Theo thống kê, có khoảng 20% startup thất bại sớm ngay sau khi vừa “bung lụa” khai trương. Các chuyên gia khuyên rằng startup có thể lưu ý những điểm sau để đảm bảo thành công cao hơn.
Đặt mục tiêu: Biết chính xác nơi cần đến và nơi muốn đến. Không có mục tiêu, startup chỉ lang thang không mục đích.
Nghiên cứu: Biết mọi thứ về thị trường của mình. Biết những gì khách hàng muốn. Biết rằng họ sẽ trả 9 USD chứ không phải 10 USD. Biết thu nhập của họ, mong muốn của họ và điều gì khiến họ quan tâm. Càng biết nhiều, startup càng có thể chào hàng với họ.
Yêu thích công việc: Nếu không yêu thích công việc mình làm, điều đó sẽ thể hiện ra ngoài. Các nhà sáng lập, đội ngũ phải đam mê công việc kinh doanh của mình, nếu không nó sẽ chỉ là một công việc.
Đừng bỏ cuộc: Cho dù có một công việc kinh doanh tuyệt vời đến đâu, thì cũng sẽ có những khoảng thời gian “chùng”. Sẽ có những giai đoạn mọi thứ bị kéo lê và bạn băn khoăn về quyết định dấn thân vào con đường này. Đây là thời gian để làm thêm giờ, nỗ lực hơn nữa và làm cho mọi thứ trở nên hiệu quả hơn nữa.
Nhiều công ty khởi nghiệp thất bại trong những năm đầu, điều này cho thấy nhiều thứ cần phải đi đúng hướng để một doanh nghiệp thành công. May mắn thay, bạn có thể là một trong số 80% thành công trong năm đầu tiên.
Để làm được điều này, startup cần làm theo các “mẹo” đã nêu ở trên và quan trọng nhất là phải kiểm tra ý tưởng của mình, tập trung và đảm bảo mọi thứ hoạt động khi đang tham chiến trên thị trường.