June 01, 2016 | 10:01 GMT+7

Ai đang nhòm ngó "miếng bánh" MobiFone?

Thủy Diệu

Nhiều đối tác cũ của VNPT đang có tham vọng "ngày trở lại"

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px;">Theo các quy định khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6667px;">Theo các quy định khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước.</span>
Nhiều nhà đầu tư ngoại đang mong ngóng được “rót vốn” vào Tổng công ty Viễn thông MobiFone – mạng di động sau “năm lần bẩy lượt lỡ hẹn” sẽ được tiến hành cổ phần hóa trong năm 2016.

Tham vọng “ngày trở lại”

Ít nhất trong số ba nhà đầu tư ngoại thời gian qua đã, đang có những hoạt động xúc tiến mong muốn đầu tư vào MobiFone gồm Telenor (Na Uy), Comvik (Thụy Điển) và Telstra (Australia) thì Telstra được xem là nhà đầu tư tỏ rõ những tham vọng và quyết tâm của mình.

Telstra không phải là cái tên xa lạ trên thị trường viễn thông Việt Nam, bởi tập đoàn viễn thông của Australia đã đến Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Năm 1988, Telstra đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ký với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – khi đó là Tổng công ty Viễn thông Việt Nam, đồng thời trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được phép tham gia vào lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam.

Với hợp tác trên, ngay sau đó, Telstra đã bỏ hàng chục triệu USD để xây dựng trạm thu phát vệ tinh, tổng đài… cho VNPT. Năm 1990, Telstra đã ký lại hợp đồng với VNPT, tăng vốn đầu tư lên 67 triệu USD để nâng cấp các trạm thu phát vệ tinh. 

Đến mùa hè năm 2003, sau khi hợp đồng BCC với VNPT kết thúc, Telstra công bố rút khỏi thị trường Việt Nam. 

Tổng cộng Telstra đã bỏ khoảng gần 240 triệu USD vào hợp đồng hợp tác và đã góp sức tạo đà, đặt nền móng phát triển mạnh mẽ cho VNPT và ngành viễn thông trong nước.  

Hiện tại, Telstra được xem là một trong những công ty viễn thông lớn trên thế giới. Doanh thu năm 2015 của hãng này đạt khoảng 26,6 tỷ USD.

Bẵng đi một thời gian dài không còn được nhắc đến, hơn một năm trước, khi kế hoạch cổ phần hóa MobiFone được khởi động lại mạnh mẽ với những lộ trình cụ thể, Telstra đã lập tức lên tiếng muốn trở lại thị trường Việt Nam trong cuộc tiếp xúc với nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. 

Và hôm 24/5/2016, lãnh đạo tập đoàn Telstra cùng đại sứ Australia tại Việt Nam, trong buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, tiếp tục đề cập việc mong muốn trở thành đối tác, nhà đầu tư chiến lược của MobiFone.

Một đại diện của MobiFone cho VnEconomy biết, trong số các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn mua cổ phần MobiFone khi thực hiện cổ phần hóa, thì Telstra có nhiều hoạt động gặp gỡ, xúc tiến và có vẻ tỏ rõ quyết tâm, tham vọng được đầu tư hơn. Tuy nhiên, về các đề xuất, nội dung cụ thể của Telstra thì vị này không tiết lộ.

Bên cạnh“sự trở lại” của Telstra, Comvik (Thụy Điển) - đối tác chiến lược với MobiFone trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thời gian từ 1995-2005, cũng mong muốn được “trở lại” và trở thành đối tác chiến lược của MobiFone.

Một lãnh đạo của Comvik cho biết, Comvik đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư vào MobiFone. Với quá trình hợp tác lâu dài trước đây, Comvik có cơ hội và khả năng thành công tốt hơn để đầu tư vào MobiFone so với các nhà đầu tư nước ngoài khác.

Muốn mua lượng cổ phần lớn

Tỷ lệ cổ phần được sở hữu tại MobiFone đang là vấn đề được các nhà đầu tư ngoại quan tâm.

Hiện chưa rõ cụ thể số cổ phần MobiFone khi cổ phần hóa được bán cho các nhà đầu tư chiến lược cũng như ra thị trường là bao nhiêu. Tuy nhiên, trước đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, căn cứ trên các quy định khi Việt Nam gia nhập WTO và gia các hiệp định thương mại tự do, thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 49% cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước.

Cũng có thể con số 49% cổ phần trên là số cổ phần tối đa mà doanh nghiệp viễn thông Nhà nước bán ra khị trường khi cổ phần hóa.

Mặt lý thuyết là vậy. Trên thực tế, nếu chỉ bán 49% cổ phần thì nhà đầu tư ngoại gần như “không có cửa” để sở hữu số cổ phần tuyệt đối này, cho dù có thể và có tiềm lực. Vì, chưa kể các nhà đầu tư có tiềm lực khác trong nước cũng muốn tham gia, thì, tập đoàn “mẹ” trước đây của MobiFone là VNPT nhiều khả năng cũng sẽ sở hữu một lượng cổ phần tối đa cho phép tại MobiFone.

Bởi, theo biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của MobiFone từ VNPT về về Bộ Thông tin và Truyền thông được, tháng 7/2014, khi cổ phần hoá, VNPT sẽ nắm giữ tối đa 20% cổ phần của MobiFone. Ông Mai Văn Bình, nguyên Chủ tịch MobiFone cho biết, theo quy định, VNPT đã sở hữu một mạng di động thì chỉ được sở hữu tối đa 20% cổ phần tại một doanh nghiệp viễn thông khác.

Chính lý do trên khiến cơ hội để sở hữu một lượng cổ phần lớn tại MobiFone của các nhà đầu tư ngoại ít nhiều cũng bị “bó hẹp” lại.

Đại diện tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy) trong lần gặp gỡ với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây, cũng bày tỏ mong muốn tham gia vào việc cổ phần hóa MobiFone cũng như góp cổ phần chi phối. 

Lãnh đạo Telstra, ông Han Kotterman, Tổng giám đốc điều hành, hoạt động đối ngoại của tập đoàn trong buổi gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn hôm 24/5, đã trực tiếp đề xuất tới lãnh đạo Bộ việc muốn được nâng tỷ lệ cổ phần trong quá trình cổ phần hóa. 

“Cổ phần càng cao thì trách nhiệm càng cao, quan hệ hỗ trợ giữa đôi bên càng chặt chẽ”, ông Han Kotterman nói, đồng thời cũng đề xuất, riêng trong quá trình cổ phần hóa MobiFone, Telstra mong được đóng vai trò chính yếu để có thể hợp tác hiệu quả hơn.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate