CƠN SÓNG NGẦM ĐE DỌA AN TOÀN TÀI CHÍNH
Các hình thức tấn công mạng như lừa đảo qua email (phishing), phần mềm độc hại (malware) và tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đang trở nên phổ biến. Những kẻ tấn công không ngừng tìm kiếm lỗ hổng để xâm nhập vào hệ thống ngân hàng, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Hậu quả của những vụ việc này không chỉ dừng lại ở việc mất tiền mà khách hàng còn mất niềm tin vào các dịch vụ ngân hàng. Ở một diễn biến khác, các ngân hàng phải đối mặt với những quy định pháp luật ngày càng nghiêm khắc và chi phí xử lý sự cố tăng cao.
Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu vụ việc gian lận tài chính được báo cáo, gây thiệt hại lên tới hàng tỷ đô la. Chỉ trong 11 tháng đầu năm 2023, ngành ngân hàng Việt Nam đã ghi nhận gần 16.000 báo cáo, với hơn 91% liên quan đến giả mạo và lừa đảo. Tình trạng này vẫn còn là vấn đề nhức nhối khi mới chỉ trong quý đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam đã trở thành nạn nhân của gần 2.400 cuộc tấn công mạng. Nguy cơ bị tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến khiến khách hàng càng thêm thận trọng. Đảm bảo an ninh mạng không chỉ là thách thức mà còn là yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng.
CÔNG NGHỆ LÀ LÁ CHẮN BẢO VỆ VỮNG CHẮC
Để đối phó với những thách thức này, ngành ngân hàng đang không ngừng tìm kiếm những giải pháp công nghệ hiện đại. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một công cụ đắc lực. Các thuật toán học máy của AI có thể xác định các mẫu giao dịch bất thường, chẳng hạn như giao dịch lớn bất thường từ một địa điểm xa lạ, hoặc nhiều giao dịch nhỏ liên tiếp trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, AI còn được sử dụng để phân tích ngôn ngữ tự nhiên trong các cuộc gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng, giúp phát hiện các cuộc gọi lừa đảo.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực ngân hàng đã được các tổ chức tài chính hàng đầu như Bank of America, HSBC và JPMorgan Chase khởi xướng từ năm 2016. Nhờ những ứng dụng như trợ lý ảo, chatbot và hệ thống chống gian lận, các ngân hàng này đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và bảo mật thông tin.
Bên cạnh AI, xác thực sinh trắc học cũng đang được ứng dụng rộng rãi. Với các phương thức như vân tay, khuôn mặt, giọng nói, xác thực sinh trắc học cung cấp một lớp bảo mật cao hơn so với các phương pháp truyền thống như mật khẩu hay OTP. Đặc điểm sinh học của mỗi người là duy nhất và khó có thể làm giả, do đó xác thực sinh trắc học được coi là một trong những phương thức xác thực an toàn nhất hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn bảo mật, ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ mới nhất để bảo vệ tài sản của khách hàng. MB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc học trên diện rộng theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Với hệ thống xác thực sinh trắc học hiện đại, việc xác thực trên App MBBank chỉ vỏn vẹn 1 phút với vài bước đơn giản và dễ dàng, mang đến lớp bảo mật vững chắc cho mọi giao dịch của khách hàng.
Với các khách hàng chưa thực hiện được trên App, ngân hàng cũng đã triển khai đồng bộ các kênh để hỗ trợ, đặc biệt ở các quầy giao dịch. Đến hết tháng 7/2024, CN/PGD/MB SmartBank trên toàn quốc mở cửa hoạt động đến 19h trong tuần và 17h vào thứ bảy, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Hướng tới mục tiêu phủ rộng App ngân hàng đến tất cả người dân, lực lượng bán hàng của MB cũng đã đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà, hỗ trợ mở thêm App MBBank mới và xác thực sinh trắc, đồng thời tặng người dùng mới voucher tài khoản số đẹp cùng 30K vào tài khoản mới.
Trong cuộc đua bảo mật ngân hàng, công nghệ AI và xác thực sinh trắc học đang đóng vai trò quan trọng. Với những nỗ lực không ngừng, các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng tiên phong như MB, đang ngày càng nâng cao mức độ bảo mật, mang đến cho khách hàng sự yên tâm và tin tưởng tuyệt đối. Trong tương lai, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn nữa để bảo vệ tài sản của khách hàng một cách toàn diện.