Việc tham gia vào quy trình chuyển đổi số đối với một doanh nghiệp dù to hay nhỏ đều là chuyện không dễ. Vừa tốn thời gian, nhân lực và chi phí tốn kém, nhưng đến cuối cùng nó giúp được bao nhiêu cho công ty lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và câu hỏi đang làm các nhà lãnh đạo, các nhà phân tích và hoạch định chiến lược chuyển đổi số cho các công ty đau đầu nhất là Blockchain có thật sự giúp ích cho sự phát triển của chính sản phẩm mà doanh nghiệp kỳ vọng không?
Thế nên trước khi mọi thứ vẫn còn chưa thể bước tới sự “Ổn định” để có thể trả lời chắc chắn câu hỏi trên, buộc các doanh nghiệp phải mất thêm nhiều thời gian nữa để thăm dò, nghiên cứu mà không hề hay biết rằng nó đã vô tình khiến doanh nghiệp của bạn mất đi rất nhiều cơ hội phát triển nhanh, mạnh trong tương lai.
BLOCKCHAIN PHÁT TRIỂN MẠNH NHƯNG ỨNG DỤNG CÒN HẠN CHẾ
Theo Bộ Khoa học - Công nghệ, cộng đồng blockchain Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 5 năm qua, tuy nhiên ứng dụng blockchain còn hạn chế. Hiện blockchain ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tài sản số, tiền số; đây là lĩnh vực Việt Nam và nhiều quốc gia đang “dò đá qua sông” nên phải thận trọng. Doanh nghiệp đừng quá tập trung vào một lĩnh vực (tài chính), mà bỏ quên những tiềm năng ứng dụng khác như truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp, logistics, lĩnh vực hậu cần…
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có định hướng nhằm hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội; trong đó ưu tiên thí điểm cho một vài doanh nghiệp triển khai dự án blockchain khả thi, mang lại lợi ích cho xã hội rõ rệt. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mới sẽ tạo động lực cho nền kinh tế số phát triển, góp phần phục hồi kinh tế nhanh chóng và có khả năng tạo đà tăng trưởng vượt trội trong những năm tiếp theo.
Trước làn sóng bùng nổ của công nghệ toàn cầu cùng sự nhạy bén nắm bắt xu hướng mới, rất nhiều ứng dụng blockchain trong doanh nghiệp đã được quan tâm triển khai thời gian qua. Tuy nhiên, ngoài một vài dự án crypto (tiền điện tử) và blockchain Việt Nam nổi bật như Axie Infinity, Coin98, Kyber Network, TomoChain, KardiaChain… thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, thì phần lớn các ứng dụng blockchain tại thị trường Việt Nam vẫn chưa đạt được thành công nổi bật.
Về khía cạnh doanh nghiệp, việc chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhưng nói thế không có nghĩa là muốn thành công thì buộc các doanh nghiệp phải mạo hiểm trong thời đại ngày nay. Thay vào đó, chúng ta có thể dùng nhiều cách khác nhau nhằm giảm thiểu tính rủi ro lẫn tiết kiệm thời gian đó là nhờ sự hỗ trợ của các công ty có nhiều năm kinh nghiệm lẫn chuyên môn trong ngành Blockchain.
Ông Phan Đình Khương - CMO của AlphaTrue, cho biết: “Đó là một trong các lý do để AlphaTrue thành lập và hoạt động. Với vai trò là công ty Deal Sourcing chúng tôi mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp trong các dự án Blockchain thông qua định hướng, phát triển, xây dựng những sản phẩm chất lượng và có ích cho cộng đồng”.
MANG ĐẾN NHIỀU CƠ HỘI HƠN VỚI DOANH NGHIỆP
Ở vai trò là công ty Blockchain Deal Sourcing, việc chuyển đổi số, ứng dụng Blockchain vào mô hình vận hành, quản lý là điều mà các công ty như AlphaTrue muốn ưu tiên hàng đầu.
“Qua các thông tin ở những sự kiện gần đây như Binance Blockchain Week cuối tháng 3 vừa qua ở Dubai, cá nhân tôi nhận thấy rằng ngành công nghiệp Blockchain đang có nhiều bước tiến xa, chắc chắn hơn và cần nhiều nguồn lực hơn trong thời gian sắp tới. Sẽ không chỉ còn những cá nhân, công ty nhỏ lẻ sử dụng Blockchain, mà bắt đầu đi sâu vào hệ thống quản trị, công ty, tập đoàn lớn. Điều này là sự thúc đẩy cho các doanh nghiệp chuyển đổi số đồng thời còn là thách thức để theo kịp xu hướng toàn cầu”, ông Khương nói.
Tuy nhiên sau thời gian dài tiếp cận, tư vấn cho các doanh nghiệp tham gia vào quy trình chuyển đổi số, ông Khương nhận ra đôi lúc không phải cứ đưa Blockchain vào doanh nghiệp nào cũng sẽ tốt. Nó còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và các lĩnh vực khác nhau của mỗi công ty. Hay mức độ ứng dụng của dự án trong tương lai ra sao? Nhiều dự án đưa ra được ý tưởng tốt và gọi vốn rất thành công (do xu hướng và có backer tốt,...) Thế nhưng khi đã hoàn thành sản phẩm thì người dùng càng ngày càng ít và không sử dụng nữa vì không phù hợp tại thời điểm ấy. Cho nên việc đánh giá một sản phẩm có phù hợp với xu hướng chung trong tương lai hay không cũng là một yếu tố then chốt.