Tại Hội nghị khu vực “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề “ASEAN: Crossroad to The World” do Ngân hàng UOB tổ chức vào ngày 6/9 tại TP.HCM, ông Frederick Chin, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán buôn và các Thị trường, Ngân hàng UOB (Singapore), đã chia sẻ nhiều góc nhìn sâu sắc về tiềm năng của ASEAN với lưu ý rằng khu vực này đang tận dụng những lợi thế đặc biệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
LỢI THẾ CỦA ASEAN TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Theo ông Frederick Chin, thế giới đang bước vào thời kỳ mới của toàn cầu hóa và điều đó được thúc đẩy bởi bốn động lực chính.
Một là căng thẳng địa chính trị gia tăng, dẫn đến cạnh tranh kinh tế.
Hai là sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, do chiến tranh và đại dịch Covid-19 gây ra.
Ba là tính cấp thiết trong quá trình chuyển đổi ESG.
Bốn là quá trình số hóa đang diễn ra nhanh chóng. Những yếu tố này dẫn tới những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp cũng như phá vỡ các khuôn mẫu kinh doanh truyền thống.
Tuy nhiên, theo ông Frederick Chin, khu vực ASEAN là một “điểm sáng” với lợi thế ổn định chính trị, dân số trẻ với tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và GDP dự kiến đạt 4,2 nghìn tỷ đô la, đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030.
“Tôi thấy có ba cơ hội rõ ràng cho ASEAN. Đầu tiên, ASEAN là cơ sở sản xuất cho Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Thứ hai, sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số được dự đoán sẽ đạt 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2030. Thứ ba, nền kinh tế xanh ở khu vực cũng được dự đoán sẽ cần khoản đầu tư 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Do đó, không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để đầu tư vào ASEAN", ông Frederick Chin nhấn mạnh
Với thương mại và tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, có thể thấy một xu hướng rõ ràng đăng gia tăng đó là ASEAN đang trở thành điểm đến của FDI, như một chiến lược nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xây dựng khả năng phục hồi xung quanh chuỗi cung ứng. Vào năm 2023, ASEAN là điểm đến lớn thứ hai cho FDI với 226 tỷ đô la Mỹ, chỉ sau 310 tỷ đô la Mỹ, nhưng bỏ xa Trung Quốc về 160 tỷ đô la Mỹ.
Đại diện Ngân hàng UOB chỉ ra rằng Ngân hàng đã thấy một số khách hàng áp dụng chiến lược "Trung Quốc +1" bằng cách đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới để phục vụ nhu cầu của thị trường rộng lớn hơn, chẳng hạn như một số cơ sở sản xuất mới được thành lập trên khắp ASEAN, trong các lĩnh vực như sản phẩm tiêu dùng điện ở Thái Lan và Việt Nam, chất bán dẫn ở Singapore và Malaysia, ngành công nghiệp niken ở Indonesia, ô tô điện ở Thái Lan...
“Rõ ràng Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ chiến lược "Trung Quốc + 1". Việt Nam đã thu hút 23 tỷ đô la Mỹ FDI và ghi nhận 355 tỷ đô la Mỹ thương mại chỉ riêng trong năm 2023", ông Frederick Chin nói thêm.
Đặc biệt, chuyên gia đến từ Ngân hàng UOB cho biết ông cũng nhận thấy sự gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. “Tôi nghĩ ASEAN sẽ được hưởng lợi khi chúng ta nâng cấp cơ sở hạ tầng, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của nền kinh tế kỹ thuật số. Rõ ràng chúng ta đã thấy xu hướng các doanh nghiệp chuyển đến ASEAN để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn, đa dạng hóa rủi ro và nắm bắt những cơ hội mới", ông Frederick Chin nhận định
VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI TẠI ASEAN
Cũng theo ông Frederick Chin, để ASEAN có thể trở thành khối dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng.
Thứ nhất, Chính phủ cần đảm bảo ASEAN là khối kinh tế thống nhất và quan trọng là phải thống nhất lợi ích và hài hòa chính sách, đặc biệt là trong nền kinh tế kỹ thuật số và xanh .
Thứ hai, chúng tôi cũng muốn các chính phủ thực sự tham gia nhiều hơn vào các hiệp định thương mại tự do song phương đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, sẽ thúc đẩy ASEAN trở thành một trung tâm kết nối cho thương mại và thị trường mới.
Và thứ ba, điều quan trọng là phải thống nhất lợi ích quốc gia và hợp tác khu vực trong quá trình chuyển đổi xanh của họ. Trong các ví dụ gần đây, Singapore vừa công bố sẽ tăng việc mua năng lượng xanh của các nước láng giềng lên tới 6 gigawatt vào năm 2035.
Với vai trò là một mắt xích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong khu vực, những năm qua, UOB đã phát huy vai trò của mình tại khu vực ASEAN khi xúc tiến nguồn vốn FDI đi vào khu vực; giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư tại khu vực, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy mục tiêu Net Zero.
"Trong thập kỷ qua, đơn vị tư vấn FDI của UOB đã tư vấn cho gần 4.500 công ty mở rộng ra nước ngoài, đặc biệt là ở ASEAN. Ngân hàng cũng đã đầu tư vào một nền tảng chuỗi cung ứng tích hợp để kết nối các doanh nghiệp trên toàn bộ hệ sinh thái trong chuỗi giá trị của chuỗi cung ứng. UOB cũng đã thành lập một ban chuyên trách ESG với các chuyên gia trong lĩnh vực để tư vấn cho khách hàng điều hướng quá trình chuyển đổi ESG", ông Frederick Chin nói.
Với mạng lưới rộng lớn nhất khu vực ASEAN, Frederick khẳng định UOB có vị thế chiến lược để giúp các doanh nghiệp tại đây, giúp họ kết nối giữa ASEAN với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
Trong khi, ASEAN là một khối kinh tế đầy hứa hẹn, khu vực này gắn liền với nền văn hóa đa dạng và các quy định riêng biệt, tạo nên một môi trường đầy thách thức. Đây là lý do tại sao UOB có một lợi thế độc đáo để phục vụ khách hàng đầu tư vào khu vực này.
“Chúng tôi tin vào tiềm năng của ASEAN và chúng tôi ở đây vì mục tiêu lâu dài và mong muốn hợp tác với tất cả các doanh nghiệp khi họ xây dựng tương lai và tạo dấu ấn tại ASEAN", ông Frederick Chin khẳng định một lần nữa trước khi kết thúc phiên thảo luận.