September 06, 2017 | 16:08 GMT+7

Bancassurance tiếp tục được ưu tiên phát triển

Ngô Quang

Kể từ sau khi xuất hiện ở Việt Nam, kênh hợp tác bảo hiểm - ngân hàng không ngừng tăng trưởng và giờ đây đã trở thành kênh phân phối quan trọng của các công ty bảo hiểm nhân thọ

Trong chiến lược dài hạn Aviva Việt Nam vừa công bố, Vietinbank vẫn tiếp
 tục trở thành đối tác phân phối độc quyền dài hạn sản phẩm của hãng bảo
 hiểm Anh Quốc này tại Việt Nam.
Trong chiến lược dài hạn Aviva Việt Nam vừa công bố, Vietinbank vẫn tiếp tục trở thành đối tác phân phối độc quyền dài hạn sản phẩm của hãng bảo hiểm Anh Quốc này tại Việt Nam.
Kể từ sau khi xuất hiện ở Việt Nam, kênh hợp tác bảo hiểm - ngân hàng không ngừng tăng trưởng và giờ đây đã trở thành kênh phân phối quan trọng của các công ty bảo hiểm nhân thọ, song song cùng kênh đại lý truyền thống. Với những ưu thế vượt trội ít kênh phân phối bảo hiểm nào có được, bancassurance hứa hẹn tiếp tục là kênh kinh doanh “bội thu” của cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Mới đây nhất, Aviva Việt Nam chính thức ra mắt thương hiệu mới và công bố chiến lược phát triển dài hạn tại Việt Nam sau thương vụ mua lại 50% cổ phần của Vietinbank trong liên doanh bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva. Thương vụ mua lại này đã lọt Top 50 thương vụ M&A tiêu biểu (Best Deal) trong khuôn khổ Diễn đàn M&A Việt Nam vừa được công bố vào trung tuần tháng 8.

Sau thương vụ chuyển nhượng giữa PVI và Sunlife trước đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng liên kết giữa công ty bảo hiểm nước ngoài và các đại gia tài chính - ngân hàng tại Việt Nam đã bắt đầu có những biến động.

Tuy nhiên, trong chiến lược dài hạn Aviva Việt Nam vừa công bố, Vietinbank vẫn tiếp tục trở thành đối tác phân phối độc quyền dài hạn sản phẩm của hãng bảo hiểm Anh Quốc này tại Việt Nam. Sự kiện này đã đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới giữa 2 bên và hứa hẹn sẽ tạo nên một bước đột phá trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Cụ thể, Aviva Việt Nam và Vietinbank đang phối hợp để xây dựng một danh mục sản phẩm bảo hiểm đa dạng bên cạnh việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao dịch vụ khách hàng để mang lại những trải nghiệm thuận tiện và hoàn hảo nhất cho khách hàng khi tham gia sản phẩm bảo hiểm.

Với lợi thế vốn có của ngân hàng là sở hữu lượng khách hàng khổng lồ, mạng lưới chi nhánh rộng khắp cùng hệ thống bảo mật cao, không có gì ngạc nhiên khi Bancassurance đang là kênh bán chéo sản phẩm bảo hiểm đầy tiềm năng.

Lãnh đạo Aviva Việt Nam cho biết, mục tiêu mang tính chiến lược của hãng này trong thời gian tới là sẽ tiếp tục hướng tới việc phát triển mở rộng kênh bancassurance chuyên nghiệp dựa trên nền tảng phát triển công nghệ kỹ thuật số, nhằm tận dụng sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm bảo hiểm lâu năm của tập đoàn Aviva cùng mạng lưới rộng lớn và những thấu hiểu về khách hàng của Vietinbank.

Tại Việt Nam, kênh đại lý và bancassurance vẫn là 2 kênh phân phối chủ lực của các hãng bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh việc song song mở rộng phát triển kênh đại lý thì việc tiếp tục bán bảo hiểm qua kênh phân phối ngân hàng theo hình thức độc quyền với mức đầu tư lớn hứa hẹn nhiều kết quả tích cực hơn trong tương lai.

Với đặc thù này của thị trường Việt Nam, chính sách phát triển đa kênh phân phối vẫn là một lựa chọn thích hợp giúp Aviva Việt Nam đạt được những mức tăng trưởng ấn tượng trong tương lai.

Hãng bảo hiểm này cũng không giấu diếm tham vọng của là trở thành một trong những công ty bảo hiểm sở hữu kênh bancassurance hàng đầu tại thị trường Việt Nam với những dịch vụ khách hàng ưu việt và công nghệ tiên tiến nhằm mang lại sự thuận tiện và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng theo đúng chiến lược Digital First của Aviva toàn cầu.

Xu hướng phát triển này hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến cho thị trường bảo hiểm của Việt Nam những sản phẩm đa dạng hơn, mang nhiều tính năng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate