Giá bất động sản tại Mỹ, Hồng Kong, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,… đang tăng mạnh chưa từng có trước áp lực lạm phát. Bất động sản Việt Nam cũng được dự đoán không nằm ngoài vòng xoáy này.
BẤT ĐỘNG SẢN THẾ GIỚI TĂNG GIÁ KỶ LỤC
Thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,… được xem là những thị trường địa ốc đã “chín”, ổn định, ít xảy ra biến động về giá. Tuy nhiên, trong 10 tháng qua, các thị trường này ghi nhận mức biến động giá mạnh chưa từng có.
Dữ liệu do Hiệp hội Môi giới quốc gia Mỹ (NAR) công bố cho thấy, giá bán trung bình một ngôi nhà ở Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục 363.300 USD vào giữa năm 2021, tăng 23,4% so với mức 294.000 USD trong cùng kỳ năm 2020.
Tại Hàn Quốc, theo thống kê của Ngân hàng Kookmin Bank, giá căn hộ trung bình tại Seoul tăng tới 90% so với cùng thời điểm 2 năm trước, hiện đạt đỉnh 1.1 tỷ won (953.000 USD) vào tháng 7. Mức giá này tương đương 17 năm thu nhập trung bình của một hộ gia đình ở Seoul, cao gấp đôi tỷ lệ hồi năm 2012. Ra khỏi thủ đô, giá căn hộ trung bình trên toàn Hàn Quốc cũng đã tăng 60% từ năm 2016 đến nay.
Tháng 10/2021, một báo cáo của ngân hàng hàng đầu Thụy Sỹ UBS cảnh báo nguy cơ bong bóng bất động sản hình thành trên thị trường nhà ở của Thụy Sỹ ngày càng cao. Báo cáo cho biết, trong khi giá trung bình của bất động sản nhà ở là 6,5 lần thu nhập hàng năm trước đại dịch Covid-19, thì hiện tại được ước tính vào khoảng 7,1 lần thu nhập hàng năm. Theo phân tích, giá nhà ở đã tăng 24% - mức tăng nhiều nhất trong 8 năm qua. Mức tăng này không phù hợp với mức tăng thu nhập tương ứng.
Tốc độ tăng giá của thị trường bất động sản toàn cầu được nhận định xuất phát từ tốc độ lạm phát toàn cầu tăng mạnh chưa từng có trong suốt 10 năm qua. Theo thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tại Hoa Kỳ, trong 6 tháng đầu năm 2021, mức CPI đạt 6,2%. Đây là mức lạm phát cao nhất tính từ tháng 3.2008 tại đất nước này. Tại Anh, mức lạm phát đạt 5.2%, cao nhất từ tháng 8.2012. Mức lạm phát tại Trung Quốc cũng cao nhất trong suốt 13 năm qua.
BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VÒNG XOÁY TĂNG GIÁ
TS. Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia địa ốc đại học Ngân hàng Tp.HCM đánh giá: “Lạm phát tăng cao chưa từng có khiến các nhà đầu tư khắp thế giới tìm đến bất động sản như một kênh trú ẩn an toàn, để bảo lưu giá trị của đồng tiền. Nền kinh tế Việt Nam hiện tại là nền kinh tế mở, liên thông với thế giới. Mặt khác thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường nhạy cảm, dễ biến động bởi các thông tin kinh tế - hạ tầng. Vì vậy, ngay ở thời điểm cuối năm này thị trường đã chứng kiến làn sóng các nhà đầu tư đổ tiền vào địa ốc để tránh lạm phát”.
Cũng theo TS. Minh Hải, “trong bối cảnh các nhà đầu tư đổ tiền vào địa ốc, nhà liền thổ, đất nền là hai phân khúc hấp dẫn nhất để hút dòng tiền của các nhà đầu tư nhờ tốc độ tăng giá ấn tượng trong suốt một thập kỷ qua. Xu hướng này thể hiện rõ nhất tại khu vực phía Nam. Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng thị trường luôn sôi động”.
“Trong bối cảnh giá nhà đất tại Tp.HCM bị đẩy lên quá cao, các dự án ở khu vực lân cận như Biên Hoà, Nhơn Trạch, Dĩ An, Thuận An giá nhà đất cũng cán mức trên dưới 100 triệu đồng/m2, các nhà đầu tư có xu hướng đổ ra các khu vực lân cận Sài Gòn, có giá nhà đất mềm hơn, có sức đẩy hạ tầng mạnh hơn, tiềm năng tăng giá lớn hơn”, TS. Minh Hải đánh giá.
Giữa nhiều vùng đất mới đang được giới đầu tư nhắm đến, La Gi (Bình Thuận) được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng và có biên độ tăng giá mạnh, hút dòng tiền lớn của nhà đầu tư Tp.HCM. Nhiều ông lớn địa ốc cũng đang nhắm đến thị trường này để chuẩn bị kế hoạch xây dựng các đại dự án ven biển.
Theo định hướng của Bình Thuận, thị xã La Gi sẽ là thành phố lớn thứ hai sau Phan Thiết. Trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030, La Gi là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía Nam tỉnh Bình Thuận và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 55. Đặc biệt, trong 1 - 2 năm tới, La Gi hứa hẹn trở thành trung tâm công nghiệp lớn tại Bình Thuận với loạt siêu dự án công nghiệp Becamex VSIP Bình Thuận, khu công nghiệp Sơn Mỹ, chuỗi dự án điện khí LNG,…
Bên cạnh bất động sản công nghiệp, bất động sản biển La Gi cũng đang đón hàng loạt dự án quy mô lớn, được quy hoạch theo mô hình phức hợp như những thành phố du lịch nổi tiếng thế giới
La Gi sở hữu vị trị đắc địa tại trung tâm cung đường ven biển Long Hải - Hồ Tràm - Bình Châu - La Gi - Mũi Né. Trong tương lai, 2 đầu mút cung đường này là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết. Nhờ vị trí trung tâm, khi hoàn thành, khách du lịch từ sân bay Long Thành hay Phan Thiết chỉ mất một giờ để tiếp cận La Gi.
Ngoài sân bay Long Thành và Phan Thiết, cuối năm 2020, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khởi công. Với vị trí cửa ngõ của Bình Thuận, La Gi hưởng lợi nhiều từ công trình này. Ngoài cao tốc, sân bay, trong năm nay, loạt công trình hạ tầng như tuyến đường DT711, DT719, DT719B... cũng được triển khai để biến cung đường biển này thành điểm đến du lịch hấp dẫn.