Sự xuất hiện của những dự án hoàn thiện "hệ sinh thái" All–in-one, giúp du khách có thêm trải nghiệm, thêm "chỗ tiêu tiền" ở Sa Pa đang mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phố núi.
"Lực đẩy" để du lịch Sa Pa thành điểm đến đắt giá
Không chỉ là xứ sở sương mù, là nơi tránh nóng lý tưởng trong mùa hè mà Sa Pa còn là điểm ngắm tuyết độc đáo vào mùa đông, nên dễ hiểu vì sao nơi đây được chọn là kinh đô mùa hè của người Pháp. Những năm gần đây, sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng với các công trình đẳng cấp như Sun World Fansipan Legend cùng cách làm du lịch bài bản, gia tăng trải nghiệm văn hóa, Sa Pa đang trở thành điểm đến hút khách trên bản đồ du lịch Việt.
Trong vòng 3 năm từ 2015-2018 số lượng khách du lịch đã tăng gấp đôi lên mức 4,3 triệu du khách/năm và tiếp tục tăng 23,4% mỗi năm. Chỉ 9 tháng năm 2019, Sa Pa đã đón 2,26 triệu lượt khách (chiếm 55% khách du lịch Lào Cai), gần bằng lượng khách cả năm 2018.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Tiềm năng du lịch Sa Pa rất lớn, cần phải nâng lên, phát triển nhanh hơn, chất lượng hơn. Tới đây, Sa Pa sẽ được khoác một "chiếc áo" rộng hơn để phát huy hết tiềm năng của mình.
Theo đó, Sa Pa sẽ thành lập thị xã và phát triển du lịch theo hướng du lịch cảnh quan gắn với bảo tồn; phát triển du lịch tâm linh gắn với di tích lịch sử, danh thắng; du lịch nghỉ dưỡng gắn với chăm sóc sức khỏe và phát triển du lịch hiện đại như Công viên văn hóa Sa Pa, Công viên văn hóa Mường Hoa.
Sa Pa cũng đang nhận được sự đầu tư lớn với tuyến cao tốc nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến Sa Pa trị giá trên 2,500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2020. Cùng với đường bộ, sân bay Sa Pa với công suất phục vụ 3 triệu khách mỗi năm chính là "mảnh ghép" hoàn thiện về hạ tầng để mọi nẻo đường đến thành phố mờ sương trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Những thông tin tích cực về quy hoạch và hạ tầng này chính là "lực đẩy", giúp du lịch Sa Pa lớn mạnh hơn nữa, "trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, kỳ thú mà du khách gần xa biết được" như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Nhiều dư địa cho thị trường bất động sản
Với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông và du lịch, những năm qua, giá đất tại Sa Pa đã tăng mạnh. Trong khoảng 3-4 năm gần đây, giá đất Sa Pa đã tăng gấp 3 lần, từ 90 triệu đồng/m2 lên 150 - 160 triệu đồng/m2 và hiện tại những khu vực ở vị trí đẹp nhất dao động khoảng 300 - 400 triệu đồng/m2. "Cú hích" lên đời thị xã, xây dựng sân bay và cao tốc,… đang tiếp tục tạo tiềm năng tăng giá cho bất động sản Sa Pa.
Thị trường bất động sản Sa Pa năm 2019 cũng chứng kiến sự đổ bộ của các dự án lớn được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho Sa Pa phát triển toàn diện trong giai đoạn tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, khu vực trung tâm thị trấn đang trở thành đích đến của các nhà đầu tư bởi đây sẽ là tâm điểm phát triển khi Sa Pa thành thị xã. Thực tế cho thấy, quỹ đất "vàng" ở trung tâm Sa Pa đang dần khan hiếm, không thể mở rộng thêm do đặc trưng địa hình đồi núi và giá bất động sản tại đây đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Do vậy, thông tin xuất hiện khu phố thương mại shophouse được thiết kế, quy hoạch bài bản, sở hữu lâu dài nằm ngay tại trung tâm thị trấn đang làm giới đầu tư địa ốc phố núi "đứng ngồi không yên".
Sự xuất hiện của tổ hợp thương mại này đóng vai trò bổ sung thêm các sản phẩm cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm cho du khách, để hình thành một quần thể "All-in-one" thực sự tại thị xã tương lai. Với khả năng đem lại lợi nhuận kinh doanh lớn, bền vững, có thể vừa "đầu tư - tích lũy - khai thác" ngay tại vị trí trung tâm của điểm du lịch đắt giá khu vực Tây Bắc, giới đầu tư bất động sản đều đánh giá đây là dự án "đắt xắt ra miếng", "đáng đồng tiền bát gạo".
Thời gian tới khi sân bay Sa Pa được xây dựng, cao tốc Lào Cai - Sa Pa thông xe… chắc chắn sức hút bất động sản Sa Pa sẽ còn tăng mạnh nữa và như một điều tất nhiên giá đất tại đây sẽ trở nên "đắt đỏ" hơn. Vì vậy, đây chính là thời điểm "vàng" cho những nhà đầu tư biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt cơ hội đầu tư.