March 23, 2021 | 10:43 GMT+7

Biến chứng kinh hoàng khi cắt mí tại spa

Hoài Phương

Tuy nhiên, dù là tiểu phẫu nhưng viếc nhấn mí, cắt mí vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có lường. Không kể đến việc người làm phẫu thuật không nắm rõ giải phẫu sẽ vô tình cắt vào cơ nâng mi, gây sụp mí, mà vùng mí mắt là nơi rất giàu mạch máu. Ngay cả các bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm đôi khi cũng gặp mạch máu lớn, cần phải xử lý nhanh, cầm máu bằng dao đốt điện chuyên dụng và có các biện pháp cấp cứu hỗ trợ kịp thời.
Mới đây, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Mắt Trung ương, Viện Huyết học - truyền máu trung ương đã cùng phối hợp điều trị uốn cho một cô gái 23 tuổi. Vì muốn có đôi mắt hai mí đẹp hơn, cô gái đã đến một spa để cắt mí, sau đó vết thương sưng nề, chảy máu nhiều. Một ngày sau, mắt cô gái bầm tím, nhìn mờ, đến Bệnh viện Bạch Mai khám.Bác sĩ Vũ Hồng Chiến, khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, cho biết khi đến viện vết cắt mí của bệnh nhân vẫn liên tục chảy máu, mí mắt bầm tím, phù nề nhiều, nhãn cầu hai bên bị đẩy lồi ra phía trước. Mắt trái mất thị lực, mắt phải chỉ đếm được bàn tay cự ly rất gần với điều kiện phải lấy tay vén mi mắt do bệnh nhân không thể tự mở, máu tụ nhiều trong nhãn cầu.Xét nghiệm phát hiện bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Cô từng phải nằm viện điều trị bệnh rối loạn đông máu nhưng nhân viên cắt mí không hay biết. Xác định đây là ca rất nặng, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ đã cùng các bác sĩ chuyên khoa mắt, huyết học của Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia mắt của Bệnh viện Mắt Trung ương hội chẩn tìm giải pháp.
Biến chứng kinh hoàng khi cắt mí tại spa - Ảnh 1.
"Chúng tôi nhận định bệnh nhân nguy cơ mù 2 mắt do máu chảy chèn ép nhãn cầu, thậm chí nguy cơ tử vong do rối loạn đông máu, chảy máu kéo dài, xuất huyết nội tạng", bác sĩ Chiến nói. Các chuyên gia cũng nhận định, trường hợp này không thể can thiệp ngoại khoa do tình trạng đông máu chưa được kiểm soát. Bệnh nhân bị rối loạn đông máu thể hiếm gặp. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân là điều trị nội khoa để kiểm soát đông máu, giảm nhãn áp, chống viêm, chống phù nề với hy vọng bệnh không diễn biến nặng thêm.
Hiện bệnh nhân đang tiếp tục điều trị tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương nhưng thị lực hầu như chưa được cải thiện.Tiến sĩ Phạm Thị Việt Dung, Phụ trách khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 23/3 chia sẻ đây là một trong rất nhiều trường hợp gặp biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép. Phổ biến nhất là bị chảy máu, tụ máu tại vết mổ, viêm nhiễm trùng, trợn mi, một số khác bị lộ chất liệu độn mũi, vón cục dưới da và mô mềm do tiêm silicon hoặc filler kém chất lượng, thậm chí mù mắt, hoại tử mũi, môi...Theo các quy định của Bộ Y tế, cơ sở hành nghề được phép phẫu thuật thẩm mỹ gồm 3 loại hình: Bệnh viện chuyên về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ; Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại các bệnh viện đa khoa; Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, điều kiện là biển hiệu phải ghi rõ số giấy phép hành nghề cũng như tên người phụ trách và giờ đăng ký hoạt động.Các cơ sở thẩm mỹ viện hay spa chỉ được phép làm các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, chăm sóc da thông thường, tuyệt đối không được cung cấp các dịch vụ y tế có can thiệp như tiêm, truyền, phẫu thuật xâm lấn.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate