November 05, 2014 | 13:57 GMT+7

Bình Dương “lấy làm tiếc” vì khu du lịch Đại Nam đóng cửa

Song Hà

Chủ tịch Công ty Cổ phần Đại Nam cho rằng, chính quyền Bình Dương đã gây khó dễ cho doanh nghiệp này

Nằm cách Tp.HCM khoảng 40 km, khu du lịch Đại Nam là một trong những khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, dã ngoại và du lịch tâm linh lớn nhất cả nước, mỗi năm đón từ 3 - 5 triệu lượt khách.<br>
Nằm cách Tp.HCM khoảng 40 km, khu du lịch Đại Nam là một trong những khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, dã ngoại và du lịch tâm linh lớn nhất cả nước, mỗi năm đón từ 3 - 5 triệu lượt khách.<br>
Khu du lịch được đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng, rộng gần 700 ha tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sẽ đóng cửa từ ngày 10/11 tới.

Theo thông báo của Công ty Cổ phần Đại Nam ngày 4/11, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến sẽ ngưng phục vụ từ ngày 10/11 đến hết năm 2014. Riêng khu Kim Điện sẽ mở cửa phục vụ khách miễn phí như bình thường. Trong vòng 6 ngày trước đó, đơn vị quản lý sẽ miễn phí vé vào cổng, các khu biển, vườn thú và các trò chơi. Riêng với một số trò chơi liên doanh của Đại Nam và đối tác, du khách sẽ được giảm 50% giá vé.

Trao đổi với báo chí trước ngày đóng cửa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đại Nam Huỳnh Uy Dũng - tức Dũng “lò vôi”, cho hay, lý do khiến doanh nghiệp này đóng cửa khu du lịch Đại Nam là do chính quyền địa phương “o ép” công ty ông, sau vụ việc ông kiện UBND tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, trong vòng 51 ngày, từ 8/9 đến 28/10/2014, công ty Đại Nam đã nhận được 12 văn bản từ tỉnh Bình Dương, liên quan tới việc thu hồi quyền sử dụng 61,4 ha "đất ở". Doanh nghiệp này cũng bị thanh, kiểm tra thuế với mật độ dày đặc trong thời gian gần đây.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã công bố thu hồi quyết định ban hành từ tháng 7/2008 về việc cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất ở trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 của công ty này từ 50 năm sang "lâu dài".

Khu đất rộng hơn 530 ha này vốn được tỉnh Bình Dương giao cho Công ty Cổ phần Đại Nam để đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, trong đó có hơn 61,4 ha quy hoạch làm “đất ở”. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, khu “đất ở” nói trên vẫn thuộc dự án khu công nghiệp, với mục đích chính là xây nhà ở cho lao động, nên thời hạn sử dụng vẫn phải theo thời hạn chung của dự án khu công nghiệp là 50 năm.

Tuy nhiên, vào tháng 7/2008, Bình Dương đã có quyết định cho phép thay đổi thời hạn sử dụng khu "đất ở" nói trên thành "lâu dài". Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã cấp hàng chục sổ đỏ cho Công ty Cổ phần Đại Nam. Từ đây, doanh nghiệp này đã thực hiện góp vốn đầu tư với nhiều cá nhân và xin tách khu công nghiệp Sóng Thần 3 thành hai dự án khu công nghiệp và khu đô thị.

Việc này sau đó không được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, không cho phép chuyển nhượng, nên ông Huỳnh Uy Dũng đã phát đơn kiện đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Lê Thanh Cung.

Trong khi đó, trả lời báo giới chiều 5/11, đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau khi có đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng đối với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ và các bộ ngành xác minh, thanh tra để giải quyết nội dung tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.

Ngày 4/7/2014, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận số 1549 về các nội dung liên quan đến khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Theo ông Nam, những thông tin mà một số cơ quan báo chí phản ánh rằng UBND tỉnh Bình Dương chèn ép doanh nghiệp này, dẫn tới đóng cửa khu du lịch Đại Nam là không đúng.

"Hiện nay, tất cả các cơ quan của tỉnh như UBND tỉnh, Cục Thuế, Sở Tài nguyên Môi trường… chỉ thực hiện các thủ tục để xử lý sai phạm tại khu công nghiệp Sóng Thần 3 theo chỉ đạo của Thủ tướng, chứ không liên quan tới hoạt động của khu du lịch Đại Nam”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nói.

Tuy nhiên, theo ông Nam, việc đóng cửa Đại Nam, tỉnh Bình Dương rất lấy làm tiếc, vì người dân trong và ngoài tỉnh chịu ít nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng đến việc tham quan, vui chơi giải trí của du khách. Tuy nhiên, việc tạm ngừng hoạt động đó cũng là quyết định của doanh nghiệp và luật không cấm điều này.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Thuế Bình Dương Lê Văn Trang cho rằng việc khu du lịch Đại Nam đóng cửa trong khoảng hai tháng và có thể lâu hơn nữa cũng không ảnh hưởng gì đến việc thu ngân sách của tỉnh này. Vì theo ông, một khu du lịch hay một doanh nghiệp không thể so sánh với trên 15.000 doanh nghiệp đang "sản xuất kinh doanh ổn định" ở Bình Dương.

Ngoài ra, do việc kinh doanh của khu du lịch Đại Nam là theo mùa, nên hiện nay cơ quan thuế chỉ thu được thuế giá trị gia tăng, còn thuế thu nhập doanh nghiệp thì không thu được do đang vào mùa vắng khách.

Nằm cách Tp.HCM khoảng 40 km, khu du lịch Đại Nam là một trong những khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên giải trí, dã ngoại và du lịch tâm linh lớn nhất cả nước, mỗi năm đón từ 3 - 5 triệu lượt khách.

Bên cạnh khoảng 5.000 phòng khách sạn hiện đại, khu vui chơi giải trí này còn có hơn 40 trò chơi mới lạ cùng khu vực biển nhân tạo nổi tiếng. Khu du lịch này còn có một vườn thú rộng lớn hơn 12 ha, với hàng trăm loài thú quý hiếm của Việt Nam và thế giới.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate