Đặc biệt là tiến độ đầu tư một số dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp còn chậm, chưa đồng bộ, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, chưa có quỹ đất sạch để đón nhà đầu tư, hạ tầng kỹ thuật một số khu công nghiệp còn thiếu.
NHIỀU CHỦ ĐẦU TƯ CHƯA CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tình hình đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn, đến nay tại đây đã có có 4 khu công nghiệp đã thu hút đuợc nhà đầu tự hạ tầng gồm các Khu công nghiệp Luyện kim (CN-9), số 1 (khu vực 67 ha phía Bắc đường 513), số 3 và số 15 (Khu công nghiệp Đồng Vàng).
Cụ thể, Khu công nghiệp luyện kim là dự án do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Nghi Sơn làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 7/2007, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu tháng 8/2007, chứng nhận điều chỉnh lần 3 tháng 01/2012, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án khoảng hơn 480 ha và tiến độ thực hiện dự án là 3 năm, bắt đầu khởi công, xây dựng từ tháng 9/2007 tháng 9/2010, bắt đầu sản xuất kinh doanh từ năm 2008.
Đến thời điểm hiện tại, dự án này đã giải phóng mặt bằng được hơn 227 ha trên hơn 323 ha đất phải thu hồi để thực hiện dự án (đạt 70%). Tổng kinh phí đã chi trả bồi thường là gần 420 tỷ đồng, đầu tư hạ tầng trên phần diện tích hơn 214 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là hơn 200 ha/279,68 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Phần diện tích công nghiệp còn lại chưa giải phóng mặt bằng khoảng gần 80 ha.
Hiện nay, dự án khu công nghiệp này đã đầu tư các hạng mục san lấp nền, thoát nước, đường nội bộ, cây xanh. Ngoài ra, dự án cũng đã và đang đầu tư một tuyến đường giao thông chính đi qua mặt bằng dự án.
Về việc thu hút đầu tư, đến nay Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng Nghi Sơn đã cho 2 nhà đầu thứ cấp thuê đất với diện tích cho thuê khoảng hơn 175 ha/279,68 ha đất công nghiệp có thể cho thuê (đạt 62,8%), bao gồm: Công ty TNHH Bê tông Sakura thuê lại đất đề thực hiện dự án đầu tư Nhà máy bê tông thương phẩm Sakura với diện tích 5,0 ha và Công ty cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn thuê đất để thực hiện dự án Liên hợp Gang thép Nghi Sơn với diện tích hơn 170 ha. Công ty cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn đang dự kiến đề xuất đầu tư Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn 3 với diện tích là hơn 112 ha.
Dự án Khu công nghiệp luyện kim hiện nay đang chậm tiến độ so với quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chậm lấp đầy phần đất công nghiệp đã được đầu tư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, nguyên nhân chính do công tác giải phóng mặt bằng dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài, chưa đầu tư khu tái dịnh cư đủ đáp ứng nhu cầu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Phía nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp luyện kim ưu tiên dành quỹ đất để phát triển các giai đoạn tiếp theo của Liên hợp luyện cán thép Nghi Sơn với tổng công suất 7 triệu tấn thép/năm.
Tiếp đến, đối với Khu công nghiệp số 1, dự án này Tổng Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 67 ha, tổng vốn đầu tư hơn 433 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện của dự án gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ quý II/2018 - I/2019, chủ đầu tư sẽ thi công san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật với diện tích khoảng 33 ha, giai đoạn 2 từ quý 2/2019 - 4/2020, sẽ thi công san lấp mặt bằng và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phần diện tích còn lại.
Hiện nay, dự án đã giải phóng mặt bằng và cho thuê đất với diện tích 33/67 ha (đạt 49,25%), nhà đầu tư đang hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 đồng bộ theo quy hoạch, dự kiến đến tháng 6/2023 sẽ hoàn chỉnh. Diện tích đất chưa giải phóng mặt bằng còn lại là 34ha/67ha. Đối với việc thu hút đầu tư, hiện tại nhà đầu đã cho thuê lại đất đối với 5 dự án đầu tư thứ cấp với tổng diện tích khoảng 2,9 ha.
Tại Khu công nghiệp số 3, theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa đây dự án có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đâu tu vào Khu kinh tế Nghi Sơn. Nguyên nhân một phần do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, một phần do chủ đầu tư chưa chủ động thực hiện, không tập trung nguồn vốn để đầu tư dự án.
Dự án này có diện tích khoảng 247 ha đất tự nhiên do Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dụng Miền Trung làm chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 10/2016, với tổng vốn đầu tư là hơn 1.100 tỷ đồng, dự án được thực hiện trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư và kinh doanh hạ tầng trên khu đất có diện tích khoảng 80 ha, thời gian hoàn thành vào quý 3 năm 2022; giai đoạn 2 đầu tư và kinh doanh hạ tầng trên khu đất có diện tích 60 ha, thời gian hoàn thành vào quý 1 năm 2023; giai đoạn 3 đầu tư và kinh doanh hạ tầng trên khu đất có diện tích 60 ha, thời gian hoàn thành vào quý 2 năm 2023.
Đến nay, nhà đầu tư cơ bản đã hoàn thành hồ sơ thủ tục của dự án. Tổng diện tích đã giải phóng mặt bằng đạt khoảng 65/80 ha (đạt 81,25%) của giai đoạn 1 và thuê đất hơn 12ha/ 80 ha, đạt 15,025%. Nhà đầu tư đang triển khai san lấp trên phần diện tích đã được thuê.
Còn tại Khu công nghiệp Đồng Vàng, dự án này có diện tích khoảng hơn 491ha do Tổng Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 4/2022, với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng; dự án này sẽ được thực hiện không quá 48 tháng kê từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Dự án được chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1, chủ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư và kinh doanh hạ tầng với diện tích khoảng hơn 205 ha, thời điểm từ quý 1/2022 - quý 1/2025; Giai đoạn 2 sẽ đầu tư và kinh doanh hạ tầng với diện tích khoảng gần 119 ha, từ quý 2/2023 - quý 4/2025; Giai đoạn 3 sẽ đầu tư và kinh doanh hạ tầng với diện tích khoảng gần 168 ha, từ quý 2/2024 - quý 2/2026).
Dự án này hiện đã hoàn thành thủ tục đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt thiêt kế phòng cháy, chữa cháy, chuyển đổi đất trồng lúa, đất rừng sản xuất và đang hoàn thiện thủ tục về xây dựng, giải phóng mặt bằng; dự án đang thực hiện theo đúng tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu đầu tư. Chủ đầu tư chủ động trong triển khai dự án.
HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ HẠ TẦNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHÁC
Hiện nay tại Thanh Hóa, các khu công nghiệp nằm ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn đã có 05/08 khu công nghiệp đã thu hút nhà đầu tư hạ tầng. Lũy kế đến nay, các khu công nghiệp có 340 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư là 21.149 tỷ đồng và 44 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là hơn 734 triệu USD, vốn thực hiện đạt 9.839 tỷ VNÐ/21.149 tỷ VNÐ (đạt 46,5%) và 486,2 triệu USD/734,19 triệu USD (đạt 66,22%) và đã có hơn 300 dự án đi vào hoạt động ổn định, nộp ngân sách nhà nước 619 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 70.000 lao động.
Đầu tiên, tại Khu công nghiệp Lễ Môn, đây là Khu công nghiệp được hình thành đầu tiên tại thành phố Thanh Hóa, trên cơ sở Quyết định số 1195/QÐ-BXD ngày 19/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiêt khu công nghiệp Lễ Môn. Đến ngày 12/5/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 1132/QÐ-UB ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoach chi tiết khu công nghiệp Lễ Môn với diện tích là 62,61 ha. Ngày 03/9/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2764/QÐ-CT phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Lễ Môn mở rộng (giai đoạn 2) với quy mô 25 ha tiếp giáp phía Đông Khu công nghiệp Lễ Môn giai doạn 1, nâng tổng diện tích Khu công nghiệp Lễ Môn lên 87,61 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 61,85 ha.
Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Lễ Môn đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khu công nghiệp này đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nuóc thải công suất 1.300 m3/ng.d, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.
Đến nay, Khu công nghiệp Lễ Môn đã thu hút một dự án đầu tư quản lý hạ tầng và 28 dự án thứ cấp. Trong đó có 8 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 200 triệu USD, vốn đã thực hiện đầu tư là 177,2 triệu USD, có 20 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 2.881 tỷ đồng và đã thực hiện 100% vốn đầu tư.
Giá trị sản xuất năm 2022 tại khu công nghiệp này đạt trên 9.000 tỷ đồng, nộp ngân sách là 308 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 663 triệu USD, nhập khẩu đạt 596 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng gần 25.500 lao động.
Trong quá trình vận hành khu công nghiệp này, chủ đầu tư hạ tầng chưa thực sự quan tâm đến việc tu bổ, bảo dưỡng các hạng mục công trình kỹ thuật, dẫn đến hiện nay hệ thống hạ tâng tại Khu công nghiệp Lễ Môn đã xuống cấp chưa được bão trì.
Đối với Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, đây là khu công nghiệp được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập tại Quyết định số 913/QÐ-UBND ngày 21/3/2013 trên cơ sở sáp nhập Khu công nghiệp Đình Hương và Khu công nghiệp Tây Bắc Ga gồm có giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với tính chất là khu công nghiệp tâp trung đa ngành nghề với quy mô vừa và nhỏ.
Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga có 3 khu vực, gồm có Khu công nghiệp Đình Hương có tổng diện tích gần 29 ha; Khu công nghiệp Tây Bắc Ga giai đoạn 1 gần 122 ha; Khu công nghiệp Tây Bắc Ga giai đoạn 2 với diện tích là gần 50ha. Tổng diện tích Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga đến thời điểm hiện tại khoảng hơn 200 ha.
Tại khu công nghiệp này, đối với phần Khu công nghiệp Đình Hương không có chủ đầu tư hạ tầng, hệ thống các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ. Còn phần tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga giai đoạn 1 được đầu tư hạ tầng theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng với Công ty TNHH xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh. Đến nay, hạ tầng Khu công nghiệp Tây Bắc Ga giai đoạn 1 đã được đầu tư hoàn thành khoảng 80% khối lượng dự án đã được phê duyệt. Tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga giai đoạn 2 do Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Phục Hưng đầu tư hạ tầng, dự án triển khai đảm bảo tiến độ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga đã thu hút được một dự án đầu tư hạ tầng và 273 dự án thứ cấp. Trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 31 triệu USD, vốn đã thực hiện đầu tư trên 28 triệu USD (đạt 91,32%); 262 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng, vốn đã thực hiện đầu tư gần 3.000 tỷ đồng (đạt 91,66%). Giá trị sản xuất năm 2022 tại khu công nghiệp này đạt trên 4.500 tỷ đồng, nộp ngân sách là 216 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 140 triệu USD, nhập khẩu đạt 37 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 8.000 lao động.
Tại Khu công nghiệp Hoàng Long, đây là dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp nhận chủ trương vào tháng 6/2015. Đến nay, nhà đầu tư chưa triển khai xây dựng, đã đề xuất dừng dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đang làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án. Phạm vi dự án đã được đưa vào Quy hoạch đô thị Thanh Hóa, với chức năng là khu đô thị.
Tiếp đến là Khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công nghiệp này có tổng diện tích hơn 524 ha, được phân thành 2 khu. Cụ thể, khu A của khu công nghiệp với diện tích khoảng 308 ha, trong đó thì Bắc khu A có diện tích khoảng 163 ha và Nam khu A diện tích khoảng 145 ha; Khu B với diện tích khoảng 216,29 ha. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Bỉm Sơn được đầu tư bởi 3 nhà đầu tư hạ tầng. Trong đó, Bắc khu A do Công ty cổ phần đầu tư phát triên VID Thanh Hóa làm Chủ đầu hạ tầng; Nam khu A do Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Phục Hưng làm chủ đầu tư. Hiện nay các nhà đầu tư đã triên khai đầu tư hạ tầng được khoảng 70% khối lượng công việc. Nam khu A đã được đầu tư xây dụmg hệ thống thu gom và xử lý nuróc thải công suất 1.500 m/ng.d; Bắc khu A đã được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải công suất 6.000 m /ng.đ. Tại Khu B do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng HUD4 làm chủ đâu tư. Hiện nay, chủ đầu tư đã thực hiện đầu tư hạ tầng được khoảng 75 % khối lượng công việc.
Đến nay, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đã thu hứt được 54 dự án đầu tư thứ cấp. Trong đó, có 30 dự án đang hoạt động sán xuât kinh doanh; 09 dự án đang xây dựng; 14 dự án hoàn thiện hồ sơ; 01 tạm dừng hoạt động. Tổng mức đầu tư tại khu công nghiệp này là trên 8.600 tỷ đồng và hơn 372 triệu USD, vốn thực hiện ước đạt gần 4.000 tỷ đồng và 109 triệu USD.
Tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp cho thuê khoảng hơn 216 ha/350,56 ha diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê ( tỷ lệ lấp đầy đạt 61,81%). Giá trị sản xuất tại khu công nghiệp này năm 2022 ước đạt hơn 1.700 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 3.200 lao động.
Còn với Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, đây là dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng khu công nghiệp do liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Miền Trung làm chủ đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào tháng 02/2022, chứng nhân điều chỉnh lần thứ 2 vào tháng 12/2022. Với tiến độ dự án gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn1 của dự án đến hết ngày 15/01/2023, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về đầu tư xây dựng và khởi công xây dựng hoàn thiện hạ tầng cụm số 01 với diện tích 121 ha, xây dựng hoàn thiện trạm xử lý nước thải giai đoạn 1. Giai đoan 2 đến hết ngày 31/12/2023, chủ đầu tư sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp với diện tích 202 ha, xây dựng hoàn thiện trạm xử lý nước thải giai đoạn mở rộng (đạt khảng 60%) toàn bộ dự án. Giai đoạn 3 của dự án đến hết ngày 31/12/2024, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp còn lại với diện tích 214 ha và xây dựng hoàn thiện hệ thông xử lý nước thải giai đoạn 2 (hoàn thành dự án 100%).
Đến thời điểm hiện tại, dự án này đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ thủ tục, thực hiện hiện giải phóng mặt bằng khoảng 100 ha và đang thực hiện thủ tục thuê đất. Dự án chậm tiên độ theo quy định; nguyên nhân chính do chủ đầu tư có thời điểm chưa tập trung để triên khai thực hiện các hồ sơ, thủ tục, chưa bố trí kinh phí kịp thời để thực hiện, hồ sơ dự án phải điều chỉnh nhiều lần và quá trình giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.
Tại khu công nghiệp này, Nhà nước đã đầu tư hạ tầng các tuyến giao thông chính trong khu công nghiệp, với tổng mức đầu tư là hơn 170 tỷ đồng.
Đối với giải phóng mặt bằng tại dự án thuộc giai đoạn 1, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thọ Xuân đã tiến hành bàn giao mặt bằng với tổng diện tích khoảng 98 ha. Ngay sau khi đước bàn giao mặt bằng, nhà dầu tu đã tập kết máy móc, thiết bị, nhân lực để triển khai xây dựng lán trại tạm phục vụ thi công và tiến hành san gạt để có mặt bằng chuẩn bị khởi công dự án. Nhà đâu tư đã nghiệm thu, hoàn công công tác rà phá bom mìn đợt 1, đủ diêu kiện thi công.
Đối với việc thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng hiện đã thu hút được 01 dự án thứ cấp (dự án này ký đầu tư hình thành trước khi có dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký đầu tư là trên 175 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại Thanh Hóa còn một số khu công nghiệp như Khu công nghiệp Bãi Trành, Khu công nghiệp Thạch Quảng, Khu công nghiệp Ngọc Lặc đã kêu gọi nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư hạ tầng.
Mới đây, Thanh Hóa đã khởi động đề án giải phóng mặt bằng trong Khu kinh tế Nghi Sơn với kinh phí hơn 11.300 tỉ đồng. Đây là quyết định mang tính đột phá chiến lược, được xem như “cuộc cách mạng về hạ tầng” nhằm củng cố vị trí dẫn đầu tại khu vực miền Trung về thu hút FDI của tỉnh này.