December 07, 2022 | 07:48 GMT+7

Bước đệm tài chính vững chắc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thu Hà -

Công cuộc giúp sức phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vượt khó khăn, giải quyết các vấn đề tài chính ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ sự chủ động hỗ trợ và đồng hành từ các ngân hàng thương mại...

KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH CẢN ĐÀ SMEs TĂNG TỐC

Theo Tổng cục Thống kê, nhìn chung 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam có sự khởi sắc và phục hồi ở hầu hết các lĩnh vực. Điều này là nhờ các chính sách điều hành nhạy bén của Chính phủ cũng như những nỗ lực mở rộng sản xuất kinh doanh, bù lại khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ các doanh nghiệp.

Dù thị trường có nhiều “gam màu sáng”, thế nhưng đà tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp SMEs vẫn còn lực cản khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như gián đoạn nguồn cung hàng hóa, biến động giá nguyên vật liệu, sự thiếu ổn định trong dòng tiền, ...

Chia sẻ về ảnh hưởng của các biến động từ thị trường, ông Nguyễn Anh Huy, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Tp.HCM cho hay những biến động tỷ giá khi nhập khẩu nguyên vật liệu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong mùa cao điểm sản xuất phục vụ Tết cổ truyền sắp tới. “Công ty phải tranh thủ nhập nguyên liệu sớm để tránh những rủi ro về tài chính có thể xảy ra do biến động thị trường. Tuy nhiên, do tài chính chưa ổn định nên công ty buộc phải cắt giảm, điều chỉnh lại các khoản chi để tiết giảm ngân sách, tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.”, anh Huy bộc bạch.

BƯỚC ĐỆM TÀI CHÍNH VỮNG CHẮC CHO SMEs

Thấu hiểu tầm quan trọng trong nền kinh tế cũng như những khó khăn về tài chính mà phân khúc khách hàng này phải đối mặt, nhiều ngân hàng thương mại đã không ngừng đưa ra các chiến lược đồng hành, hỗ trợ SMEs khắc phục nút thắt tài chính cũng như tiết giảm chi phí thông qua các chương trình ưu đãi đặc biệt.

Đơn cử như Sacombank, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác quản lý chi tiêu, tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ Ngân hàng cũng như gia tăng giá trị trải nghiệm cho phân khúc SMEs, Sacombank đã triển khai chương trình “Gia tăng đặc quyền - Đột phá toàn diện”. Chương trình diễn ra từ nay đến 31/12/2022 với hàng loạt ưu đãi, quà tặng hấp dẫn dành cho doanh nghiệp, doanh nhân và cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được miễn hàng loạt loại phí khi tham gia chương trình như: phí quản lý tài khoản, phí giao dịch eBanking, giao dịch tại quầy, phí chi lương… Đặc biệt khi mở mới thẻ tín dụng doanh nghiệp, khách hàng sẽ được miễn phí thường niên thẻ năm đầu tiên, trả góp với lãi suất 0%, hoàn tiền tỉ lệ 3% lên đến 2.000.000đ/khách hàng, tặng lượt sử dụng dịch vụ phòng chờ sân bay và những quyền lợi đặc biệt từ cộng đồng ưu đãi của thẻ.

Các dòng thẻ tín dụng Sacombank đem đến cho doanh nghiệp nguồn tài chính dự phòng hiệu quả.
Các dòng thẻ tín dụng Sacombank đem đến cho doanh nghiệp nguồn tài chính dự phòng hiệu quả.

Riêng đối với khách hàng doanh nghiệp VIP còn được tặng thêm các lượt sử dụng dịch vụ Spa lên đến 7.500.000đ. Ngoài ra, thẻ tín dụng doanh nghiệp còn có hạn mức đến 5 tỷ đồng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian tìm kiếm các giải pháp tài chính thay thế bằng việc sử dụng dòng thẻ này như một nguồn vốn dự phòng, giúp chi tiêu trước và trả sau với thời gian miễn lãi lên tới 55 ngày.

Cũng trong chương trình, nhằm tri ân và gia tăng trải nghiệm vượt trội, Sacombank còn dành tặng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn cho lãnh đạo doanh nghiệp như: Miễn phí gói combo dịch vụ tài khoản, phí thường niên thẻ tín dụng cá nhân, ưu đãi bảo hiểm, ưu đãi lãi suất… Sacombank cũng áp dụng chương trình ưu đãi phí dịch vụ, phí bảo hiểm và nhiều ưu đãi khác dành cho cán bộ nhân viên của khách hàng doanh nghiệp.

Nhân kỷ niệm 31 năm sinh nhật Sacombank, ngân hàng dành tặng 31 phần quà, mỗi phần quà trị giá 10 triệu đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp thỏa điều kiện của chương trình. Với phương châm đồng hành cùng doanh nghiệp, đây sẽ là những phần quà thiết thực giúp doanh nghiệp gửi tặng cho cán bộ nhân viên vào những dịp đặc biệt cuối năm, dịp lễ tết.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate