June 24, 2024 | 07:36 GMT+7

Cá nhân tung gần 6.000 tỷ gom ròng, vẫn miệt mài gom cổ phiếu hot nhất sàn chứng khoán

Thu Minh -

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 5.895,5 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 5974,5 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, VND, VRE, HPG, VHM, VNM, VCB, TCB, DGC, BID.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 25/2024 tại 1.282,02 điểm, tăng nhẹ +2,11 điểm tương đương tăng 0,16% so với cuối tuần 24, với thanh khoản giảm.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn trong tuần 25 đạt 26.408 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 22.414 tỷ đồng, giảm -11% so với tuần 24 và -5,9% so với trung bình 5 tuần. Trong tuần 25 đã có 3/5 phiên VN-Index tăng điểm, tuy nhiên chỉ số biến động trong biên độ hẹp xuyên suốt cả tuần.

Mua và bán chủ động tương đối cân bằng và ở mức thấp. Cụ thể, khối lượng bán chủ động cao nhất được ghi nhận trong tuần 25 là 67 triệu đơn vị (hơn một nửa thuộc về VNFIN), thấp hơn đáng kể mức 90,5 triệu của tuần trước đó.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4.961,6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 4858.4 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Xây dựng và Vật liệu, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: TCH, CTR, HAH, PC1, EVF, CTD, HSG, PAN, DBC, HHS.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, HPG, VND, VHM, VRE, FUEVFVND, DGC, TCB, VCB.

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 5.895,5 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 5974,5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ Thông tin. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, VND, VRE, HPG, VHM, VNM, VCB, TCB, DGC, BID.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 5/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Xây dựng và Vật liệu, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: CTR, TCH, CTD, GVR, EVF, VTP, VPB, PAN, PC1.

Cá nhân tung gần 6.000 tỷ gom ròng, vẫn miệt mài gom cổ phiếu hot nhất sàn chứng khoán  - Ảnh 1

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 632,7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 661.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin Top bán ròng có FPT, BID, HSG, CTG, TCB, VIB, DCM, VNM, DGC, VCG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top mua ròng có GVR, PNJ, MWG, VPB, FUEVFVND, HPG, GEX, MBB, SSI, REE.

Tự doanh bán ròng 301,2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 455 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, VNM, KBC, TCB, SSI, DGC, PVD, POW, VPB, GEX.

Top bán ròng là nhóm Công nghệ Thông tin. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, HSG, MSN, MBB, HAH, FRT, STB, VIB, MWG, DBC.

Xu hướng dòng tiền: Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng lên ở Thép, Hóa chất, công nghệ thông tin, Sản xuất Dầu khí, Điện, Hàng không trong khi giảm ở Ngân hàng, Bất động sản, Chứng khoán, Thực phẩm, Thiết bị Dầu khí.

Điểm nhấn về dòng tiền trong tuần 25 là Thép, Hóa chất, Hàng không, Công nghệ Thông tin, Sản xuất Dầu khí, Dịch vụ Hàng không, Điện, Chuyển phát nhanh với thanh khoản cải thiện và chỉ số giá tăng. Đây là các ngành ghi nhận tỷ trọng phân bổ dòng tiền đạt đỉnh/tiệm cận đỉnh 10 tuần.

Ngược lại, với nhóm có tỷ trọng dòng tiền về đáy/tiệm cận đáy 10 tuần, phần lớn có giá tăng thấp hay thậm chí giảm, bao gồm Bất động sản, Chứng khoán, Dịch vụ Dầu khí.

Sức mạnh dòng tiền: Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và duy trì ở nhóm vốn hóa lớn VN30 trong khi quay đầu giảm ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.

Trong tuần 25, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hóa lớn với tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào nhóm này đạt 42,6%, gần như không thay đổi so với tuần 24 (42,5%).

Trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa VNMID có tỷ trọng phân bổ dòng tiền nhích nhẹ lên 41,4% trong tuần 25 từ mức đáy 9 tuần của tuần trước đó (40,2%). Tỷ trọng dòng tiền ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML có diễn biến ngược lại, quay đầu giảm về 11,3% từ mức đỉnh 1 năm (13,2%).

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm mạnh nhất ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, giảm -613 tỷ đồng về giá trị (tương đương -4,7%). Nhóm VN30 và VNMID giảm lần lượt -487 tỷ đồng (-4,7%) và -192 tỷ đồng (-1,9%).

Về biến động giá, chỉ số VNSML có hiệu suất tốt nhất với mức tăng +1,12% (trên nền thanh khoản giảm mạnh nhất), tiếp đến là chỉ số VN30 (+0,26%) và VNMID (+0,19%).

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate