Tuy không “tàn phá” trực tiếp, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nước Mỹ đã tạo ra hiệu ứng “domino” đến tận vườn cà phê, cao su Việt Nam.
Đây là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chịu ảnh hưởng sớm nhất, mạnh nhất...
Giá cà phê giảm quá nhanh
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) chưa có năm nào giá cà phê trong nước lại giảm nhanh, giảm mạnh như mấy tuần vừa qua.
Còn nhớ hồi đầu năm, vào dịp tháng 2/2008 giá cà phê ở vào thời kỳ hoàng kim 40.000 - 42.000 đồng/kg; cách đây hơn một tháng giá còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg. Đến nay, giá cà phê trong nước giảm hơn 30% so với đầu năm. Vào dịp trung tuần tháng 10, giá cà phê ở Tây Nguyên chỉ còn 26.000 - 27.000 đồng/kg.
Hiện nay sản lượng cà phê trong dân đã cạn kiệt, nhưng các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch niên vụ 2008 - 2009. Dự báo sẽ trúng mùa. Riêng Đắc Lắc, vụ này dự tính sản lượng cà phê có thể đạt tới 400.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 sản lượng cà phê cả nước. Được mùa nhưng gặp phải cơn bão tài chính, không ai khác nông dân là người bị điêu đứng đầu tiên.
Theo tính toán của các nhà vườn, năm nay 1 ha cà phê “ngốn” hết 30 triệu đồng tiền phân bón, chiếm 60% chi phí sản xuất. Còn đầu ra đang tiếp tục bị đe doạ, không loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục rớt xuống, còn khoảng 20.000 đồng/kg. Vì thị trường xuất khẩu đang trở nên khó khăn.
Tháng 2/2008, giá cà phê xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn. Hơn 1 tháng trước đây, giá vẫn còn ở mức trên 2.000 USD/tấn. Nay rới xuống thê thảm, còn có 1.600 USD/tấn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, con số này chưa dừng lại đây mà đang trên đà rơi tự do.
Bởi số lượng cà phê xuất khẩu đã và đang giảm mạnh tại nhiều thị trường trọng điểm, như Đức, Mỹ, Italia. Chỉ tính riêng trong tháng 8, lượng cà phê xuất khẩu qua Mỹ giảm tới 48%, Đức 23%, Italia 22%.
Ông Lương Văn Tự cho biết, nguyên nhân giá cà phê giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả năng những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán cà phê của Việt Nam.
Khác với lĩnh vực cà phê, nơi các “thượng đế” chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, đối tác mặt hàng cao su lại chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp, nhưng hậu quả lại nặng nề hơn nơi tâm bão đi qua.
Giá cao su “tuột dốc không phanh”
Với sản lượng khoảng trên 300.000 tấn/năm, cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 60%) và Nhật Bản (trên 15%). Hai quốc gia này nhập khẩu cao su Việt Nam về để sản xuất săm, lốp xe hơi bán vào thị trường Mỹ và châu Âu.
Cơn bão tài chính đã làm tốc độ phát triển kinh tế chậm lại và đang khiến người tiêu dùng các quốc gia này phải “thắt lưng buộc bụng” nên lượng mua sắm ô tô và săm lốp khựng lại. Và, như một hiệu ứng “domino”, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đến tận từng vườn cao su, cà phê Việt Nam.
Một lý do khác, theo bà Trần Thị Thuý Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), giá dầu thô thế giới giảm gần 50% (tính đến 15/10 còn 77 USD/thùng) khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại, đã làm giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Vẫn theo bà Hoa, giá cao su người dân bán cho các công ty giảm khoảng 50% so với tháng 7. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 8, giảm liên tục trong tháng 9 và giá “tuột dốc không phanh” từ đầu tháng 10 đến nay.
Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng ở đỉnh (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn. Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất khẩu 28 triệu đồng/tấn. Nhiều doanh nghiệp bị “choáng”(!) .
Còn đối với nông dân? Bà Trần Thị Kim Hoa vừa là chủ trang trại, vừa là đại lý mua mủ cao su tại Mỹ Thuận (huyện Bến Cát, Bình Dương) cho biết: mới đây (hồi tháng 9/2008) giá mủ cao su còn ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg, nay giá mủ cao su tại vườn tụt thảm hại, chỉ còn khoảng 6.000-7.000 đồng/kg. Hiện nay, ở Bình Dương cũng như Bình Phước nhiều chủ vườn cao su lớn đã chủ động ngưng cạo mủ để trữ chờ tăng giá. Điều đáng lo là không biết bao giờ giá tăng? Và, giá có tăng trở lại hay không?
Theo các chuyên gia kinh tế thì sự “tuột dốc” theo chiều thẳng đứng của giá cao su và cả cà phê chưa có dấu hiệu dừng. Điều đáng lo hơn, thời gian qua do được giá nên phong trào trồng cao su lan toả khắp nơi, thậm chí có nhiều địa phương đưa cả cao su xuống trồng ở ruộng lúa. Dịp này cũng là cơ hội “thẩm định” lại thời của cao su, mở rộng diện tích ngoài quy hoạch, kế hoạch.
Đây là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chịu ảnh hưởng sớm nhất, mạnh nhất...
Giá cà phê giảm quá nhanh
Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) chưa có năm nào giá cà phê trong nước lại giảm nhanh, giảm mạnh như mấy tuần vừa qua.
Còn nhớ hồi đầu năm, vào dịp tháng 2/2008 giá cà phê ở vào thời kỳ hoàng kim 40.000 - 42.000 đồng/kg; cách đây hơn một tháng giá còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg. Đến nay, giá cà phê trong nước giảm hơn 30% so với đầu năm. Vào dịp trung tuần tháng 10, giá cà phê ở Tây Nguyên chỉ còn 26.000 - 27.000 đồng/kg.
Hiện nay sản lượng cà phê trong dân đã cạn kiệt, nhưng các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch niên vụ 2008 - 2009. Dự báo sẽ trúng mùa. Riêng Đắc Lắc, vụ này dự tính sản lượng cà phê có thể đạt tới 400.000 tấn, chiếm khoảng 1/3 sản lượng cà phê cả nước. Được mùa nhưng gặp phải cơn bão tài chính, không ai khác nông dân là người bị điêu đứng đầu tiên.
Theo tính toán của các nhà vườn, năm nay 1 ha cà phê “ngốn” hết 30 triệu đồng tiền phân bón, chiếm 60% chi phí sản xuất. Còn đầu ra đang tiếp tục bị đe doạ, không loại trừ khả năng giá sẽ tiếp tục rớt xuống, còn khoảng 20.000 đồng/kg. Vì thị trường xuất khẩu đang trở nên khó khăn.
Tháng 2/2008, giá cà phê xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đạt tới 2.520 USD/tấn. Hơn 1 tháng trước đây, giá vẫn còn ở mức trên 2.000 USD/tấn. Nay rới xuống thê thảm, còn có 1.600 USD/tấn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, con số này chưa dừng lại đây mà đang trên đà rơi tự do.
Bởi số lượng cà phê xuất khẩu đã và đang giảm mạnh tại nhiều thị trường trọng điểm, như Đức, Mỹ, Italia. Chỉ tính riêng trong tháng 8, lượng cà phê xuất khẩu qua Mỹ giảm tới 48%, Đức 23%, Italia 22%.
Ông Lương Văn Tự cho biết, nguyên nhân giá cà phê giảm một phần là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên giảm lượng tiêu thụ, nhưng không loại trừ khả năng những nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng khó khăn để ép giá bán cà phê của Việt Nam.
Khác với lĩnh vực cà phê, nơi các “thượng đế” chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, đối tác mặt hàng cao su lại chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp, nhưng hậu quả lại nặng nề hơn nơi tâm bão đi qua.
Giá cao su “tuột dốc không phanh”
Với sản lượng khoảng trên 300.000 tấn/năm, cao su tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 60%) và Nhật Bản (trên 15%). Hai quốc gia này nhập khẩu cao su Việt Nam về để sản xuất săm, lốp xe hơi bán vào thị trường Mỹ và châu Âu.
Cơn bão tài chính đã làm tốc độ phát triển kinh tế chậm lại và đang khiến người tiêu dùng các quốc gia này phải “thắt lưng buộc bụng” nên lượng mua sắm ô tô và săm lốp khựng lại. Và, như một hiệu ứng “domino”, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đến tận từng vườn cao su, cà phê Việt Nam.
Một lý do khác, theo bà Trần Thị Thuý Hoa, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), giá dầu thô thế giới giảm gần 50% (tính đến 15/10 còn 77 USD/thùng) khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) tăng trở lại, đã làm giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Vẫn theo bà Hoa, giá cao su người dân bán cho các công ty giảm khoảng 50% so với tháng 7. Giá cao su xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu giảm từ tháng 8, giảm liên tục trong tháng 9 và giá “tuột dốc không phanh” từ đầu tháng 10 đến nay.
Cụ thể, vào thời điểm tháng 7/2008 giá mủ cao su xuất khẩu đang đứng ở đỉnh (khoảng 58 triệu đồng/tấn) thì đến trung tuần tháng 10 chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/tấn. Chỉ hơn 2 tháng, giá cao su đã tuột khỏi tay các doanh nghiệp xuất khẩu 28 triệu đồng/tấn. Nhiều doanh nghiệp bị “choáng”(!) .
Còn đối với nông dân? Bà Trần Thị Kim Hoa vừa là chủ trang trại, vừa là đại lý mua mủ cao su tại Mỹ Thuận (huyện Bến Cát, Bình Dương) cho biết: mới đây (hồi tháng 9/2008) giá mủ cao su còn ở mức 15.000 - 16.000 đồng/kg, nay giá mủ cao su tại vườn tụt thảm hại, chỉ còn khoảng 6.000-7.000 đồng/kg. Hiện nay, ở Bình Dương cũng như Bình Phước nhiều chủ vườn cao su lớn đã chủ động ngưng cạo mủ để trữ chờ tăng giá. Điều đáng lo là không biết bao giờ giá tăng? Và, giá có tăng trở lại hay không?
Theo các chuyên gia kinh tế thì sự “tuột dốc” theo chiều thẳng đứng của giá cao su và cả cà phê chưa có dấu hiệu dừng. Điều đáng lo hơn, thời gian qua do được giá nên phong trào trồng cao su lan toả khắp nơi, thậm chí có nhiều địa phương đưa cả cao su xuống trồng ở ruộng lúa. Dịp này cũng là cơ hội “thẩm định” lại thời của cao su, mở rộng diện tích ngoài quy hoạch, kế hoạch.