October 26, 2022 | 08:08 GMT+7

Các công ty F&B tích cực xâm nhập metaverse

Các công ty đang cố gắng bảo vệ thương hiệu và biểu tượng độc quyền của họ tại Metaverse trong khi tiếp tục nỗ lực xây dựng một vũ trụ kỹ thuật số…

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Kraft, Moet Hennessy, Takis, Del Monte và In-N-Out Burger gần đây đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ. Các nhà pha chế và chưng cất rượu của Ấn Độ cũng đang khám phá cách các thương hiệu rượu khác thâm nhập vào metaverse và ý nghĩa của điều này với tương lai của ngành F&B.

Năm 2021, trong khi thị trường tiền điện tử liên tục tăng giá, NFT cũng đã tạo ra cơn sốt thời điểm đó. Bây giờ, khi sự cường điệu ban đầu lắng xuống, các cơ hội thực sự của không gian kỹ thuật số cũng trở nên rõ ràng hơn. Các công ty thực phẩm đang thử nghiệm các thị trường mới do công nghệ dựa trên Internet này mang lại.

Thông qua Metaverse, các công ty có thể tiếp thị sản phẩm mới, giảm giá cho khách hàng và nâng cao lòng trung thành với thương hiệu thông qua các trò chơi nhỏ vui nhộn...

 TÍCH CỰC XÂM NHẬP METAVERSE 

In-N-Out Burger đang tìm cách cung cấp đồ ăn và thức uống ảo trực tuyến (nhưng không thể tải xuống) để sử dụng trong môi trường ảo. Công ty cũng có ý định bảo vệ thương hiệu kỹ thuật số của mình để nghiêm túc xây dựng một không gian bán lẻ trực tuyến riêng.

Các đối thủ cạnh tranh thức ăn nhanh đã đi trước nhiều tháng trong trải nghiệm Metaverse. Wendy’s đã ra mắt Wendyverse vào tháng 4 bên trong thế giới Metaverse Horizon của công ty mẹ  Facebook, Meta. Wendy’s đã xây dựng một cung điện kỹ thuật số, nơi người ta có thể chứng kiến “cây cầu thịt xông khói rung lắc và bánh quy bay”.

Thậm chí trước đó vào năm 2021, Chipotle đã bước vào không gian kỹ thuật số bằng cách cung cấp 30.000 bánh burritos miễn phí thông qua trò chơi điện tử Roblox.

Bên cạnh đó, các công ty thức ăn nhanh khác sử dụng NFT là Starbucks, họ cung cấp NFT trong chương trình phần thưởng của mình  từ một tháng nay. Taco Bell, McDonald’s, Burger King và Pizza Hut cũng đều đã phát hành NFT của riêng họ.

Mc. Donald trong Metaverse, (Ảnh: Internet)   
Mc. Donald trong Metaverse, (Ảnh: Internet)   

Văn hóa chơi game cũng đang tiến gần hơn vào Metaverse, Coca-Cola tiết lộ “hương vị Coca-Cola đầu tiên” sẽ ra mắt trong Metaverse vào tháng 4 này. Họ sẽ tổ chức một loạt các trải nghiệm nhập vai trên trò chơi điện tử Fortnite. Ngoài ra, Coca-Cola cũng tự tạo minigame AR của riêng mình đồng thời sở hữu bộ NFT riêng.

Indian Allied Blenders & Distillers đã tạo ra một quầy bar kỹ thuật số với đồ uống kỹ thuật số độc quyền của mình. Bikram Basu, giám đốc chiến lược và tiếp thị của công ty cho biết: “Việc ra mắt này đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng và những người đam mê thử nghiệm về tương tác giữa con người ở thế giới ảo”.

Tuy nhiên, gã khổng lồ Meta ở Thung lũng Silicon đã báo cáo khoản lỗ 10 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh Metaverse Reality Labs chỉ trong năm 2021.

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 

Công ty thực phẩm nổi tiếng Heinz đang phải bảo vệ thương hiệu của mình khỏi sự tràn lan trong không gian kỹ thuật số, đặc biệt là tên nước sốt cà chua Heinz của mình. Điều thú vị là công ty cũng đang chuyển sang cung cấp chiết khấu phần thưởng có thể áp dụng trong môi trường thực và trực tuyến: “Cung cấp một nhà hàng ảo, nơi người dùng có thể kiếm điểm thưởng và tiền ảo để mua thực phẩm và đồ uống trong thế giới thực hoặc ảo”.

Mặc dù không thể ngửi thấy mùi pho mai trong Metaverse, Kraft vẫn đang nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kỹ thuật số của Velvita và Philadelphia Cheeses. Công ty cũng đang bảo vệ món xúc xích mang tính biểu tượng của mình và thương hiệu thịt Mỹ Oscar Mayer. . Ngoài ra, Kraft cũng đã nộp đơn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu thực phẩm và đồ ăn nhẹ Lunchables, gelatin Jell-O và đồ uống Kool-Aid của mình.

Kraft không phải là gã khổng lồ thực phẩm duy nhất cố gắng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, vì Grupo Bimbo cũng đang nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu hai loại thực phẩm là Taquis Chips và Del Monte. 

Được biết, Mot Hennessy cũng đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các nhãn hiệu rượu Mot, Mot & Chandon và Dom Perignon. Công ty cũng đang nộp đơn để tạo NFT và cho phép truy cập vào NFT “qua mã QR”. Mot Hennessy sẽ cung cấp mã thông báo cho khách hàng khi họ mua đồ uống của công ty.

Bên cạnh đó, Moët Hennessy cũng đang nỗ lực bảo vệ tài sản trí tuệ của các NFT được bán và trao đổi trong các sự kiện thực và ảo: “Dịch vụ cung cấp đồ ăn thức uống, dịch vụ quán bar trên thế giới ảo trực tuyến; vận hành nhà hàng ảo và có các vật thể thực và ảo. Các nhà hàng và quán bar ảo với các phương tiện giao hàng tận nhà hoạt động trực tuyến”. Ngoài ra, họ cũng đăng ký nhãn hiệu công ty trong đơn đăng ký của mình.

Tương tự, Jack Daniels (nhãn hiệu rượu Whisky) cũng đã áp dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ NFT- “các tệp đa phương tiện có thể tải xuống” của mình. Ngoài ra, Johnnie Walker, nhãn hiệu rượu Whisky Scotland cũng đang nghiên cứu sâu hơn về đồ sưu tầm kỹ thuật số NFT trước khi phát hành đồ uống phiên bản giới hạn đắt tiền đi kèm với NFT.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate