July 19, 2022 | 18:20 GMT+7

Các ETF sẽ mua bổ sung 40 triệu cổ phiếu nhóm ngân hàng và bán ra nhóm bán lẻ

Thu Minh -

Tổng số lượng cổ phiếu nhóm ngân hàng được các ETF mua vào gần 40 triệu cổ phiếu. Ngược lại nhóm bán lẻ bị bán ra nhiều nhất.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố thay đổi thành phần các rổ chỉ số kỳ tháng 7/2022 và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/8/2022. Các ETF liên quan sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục với hạn cuối là ngày 29/7.

Trong kỳ này, các chỉ số vốn hóa và chỉ số ngành của bộ chỉ số HOSE-Index, trong đó có chỉ số VN30 và VNFIN Lead sẽ thực hiện đổi rổ với các thay đổi về thành phần. Trong khi đó, chỉ số VNDiamond, VNFIN Select và bộ chỉ số VNX-Index sẽ chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

Cụ thể, với bộ chỉ số VN30, đúng với dự báo của nhiều công ty chứng khoán, VIB chính thức lọt rổ VN30 trong kỳ cơ cấu này. Ở chiều ngược lại, PNJ bị loại khỏi danh mục.

Với bộ chỉ số VNFinLead, HoSE đã tăng số lượng cổ phiếu trong rổ này từ con số 20 hiện tại lên 22 cổ phiếu với 2 cổ phiếu được thêm mới là HCM và SHB. Ở chiều ngược lại, không có cổ phiếu nào bị loại khỏi rổ VNFinLead trong kỳ cơ cấu này.

Theo ước tính mới nhất của SSI Research, hiện có 4 ETF đang sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu bao gồm VFM VN30, SSIAM VN30, Mirae Asset VN30, và KIM VN30 với tổng tài sản ước tính là 8.400 tỷ đồng.

Như vậy, với tỷ trọng ước tính là 2,39%, VIB sẽ được các quỹ ETF mua vào với khối lượng tổng cộng là 8,3 triệu cổ phiếu. Một số cổ phiếu khác cũng được các quỹ gia tăng tỷ trọng như VHM 629 nghìn cổ phiếu; MSN 485 nghìn cổ phiếu; VNL 668 nghìn cổ phiếu; STB 599 nghìn cổ phiếul; VRE 437 nghìn cổ phiếu.

Ngược lại, các quỹ trên sẽ bán ra khối lượng 1,5 triệu cổ phiếu PNJ và giảm tỷ trọng đa số cổ phiếu trong danh mục. VIC bị bán nhiều nhất 2 triệu cổ phiếu, các mã còn lại không đáng kể.

Các ETF sẽ mua bổ sung 40 triệu cổ phiếu nhóm ngân hàng và bán ra nhóm bán lẻ  - Ảnh 1

Chỉ số VNFIN Lead sẽ thêm mới SHB và HCM trong kỳ này và nâng tổng số cổ phiếu lên 22 cổ phiếu thành phần. Quỹ SSIAM VNFIN Lead ETF hiện có tổng tài sản 2.830 tỷ đồng.

Theo ước tính, SHB và HCM sẽ được thêm mới với tỷ trọng 5,15% và 0,53%, tương đương khối lượng 9,9 triệu cổ phiếu SHB và 600 nghìn cổ phiếu HCM trong danh mục mới cơ cấu của quỹ. VND cũng được mua bổ sung 843 nghìn cổ phiếu; SSI được mua thêm 377 nghìn cổ phiếu; VPB 960 nghìn cổ phiếu.

Ngược lại, phần lớn các cổ phiếu thành phần hiện tại cần phải giảm tỷ trọng. Trong đó, MBB bị bán nhiều nhất 2,5 triệu cổ phiếu; STB bị bán 1,2 triệu cổ phiếu; ACB bị bán 1,6 triệu cổ; CTG cũng bị bán 1,3 triệu cổ phiếu.

Các ETF sẽ mua bổ sung 40 triệu cổ phiếu nhóm ngân hàng và bán ra nhóm bán lẻ  - Ảnh 2

Chỉ số VNDiamond không có thay đổi về thành phần trong kỳ này với 18 cổ phiếu trong danh mục. Quỹ VFM VNDiamond ETF hiện có tổng tài sản 17.500 tỷ đồng. Theo ước tính của SSI Reseaarch, PNJ sẽ bị bán 2 triệu cổ phiếu; FPT bị bán 1,8 triệu cổ; REE bị bán 1,86 triệu cổ phiếu; CTG bị bán ra 2,5 triệu cổ phiếu; GMD, EIB và TPB cũng bị bán ra.

Ở chiều ngược lại, ACB được mua nhiều nhất 5,56 triệu cổ phiếu; TCB 4,59 triệu cổ phiếu; VPB 4,3 triệu cổ phiếu; MBB là 3,99 triệu cổ; KDH 2,36 triệu cổ; VIB 4,1 triệu cổ phiếu; TPB 1,8 triệu cổ.

Các ETF sẽ mua bổ sung 40 triệu cổ phiếu nhóm ngân hàng và bán ra nhóm bán lẻ  - Ảnh 3

Tổng hợp giao dịch các quỹ, VIB được mua nhiều nhất với tổng khối lượng 12,3 triệu cổ phiếu; SHB được mua 9,9 triệu và VPB được mua 5,2 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, TCB cũng được mua 4,3 triệu cổ phiếu; ACB 3,7 triệu cổ phiếu; KDH 2,3 triệu cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phiếu nhóm ngân hàng được các ETF mua vào gần 40 triệu cổ phiếu. 

Ngược lại, CTG bị bán nhiều nhất 3,8 triệu cổ phiếu; tiếp đến là PNJ 3,5 triệu cổ phiếu; VIC 2 triệu cổ phiếu và REE cùng với FPT bị bán ra 1,8 triệu cổ phiếu. Đối với các mã còn lại khối lượng mua bán không đáng kể. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate