March 08, 2024 | 19:51 GMT+7

Cận cảnh nghề làm nón lá tại Thanh Hóa

Nguyễn Thuấn - Thiên Anh

Nghề làm nón lá truyền thống tại Xuân Lộc (Thanh Hóa) có từ bao đời nay. Những người phụ nữ nơi đây, ngoài thời gian chăm nom đồng áng, lại miệt mài với công việc làm nón để có thêm thu nhập, đồng thời gìn giữ văn hóa của quê hương...

Những người phụ nữ Xuân Lộc cần mẫn, tỉ mỉ làm ra những chiếc nón lá truyền
Những người phụ nữ Xuân Lộc cần mẫn, tỉ mỉ làm ra những chiếc nón lá truyền

Đến xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, không khó để bắt gặp hình ảnh các chị, các cô và cả các em nhỏ tay thoăn thoắt, cười nói rôm rả với nghề làm nón lá.

Theo người dân địa phương, nghề làm nón lá ở xã Xuân Lộc đã có từ lâu. Bao đời nay, người dân nơi đây luôn giữ nghề, vừa để kiếm thêm thu nhập trong lúc nông nhàn, vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà người xưa để lại.

 Những người phụ nữ ở xã Xuân Lộc miệt mài "thổi hồn" vào những chiếc nón lá nhằm bảo tồn nghề truyền thống của làng.
 Những người phụ nữ ở xã Xuân Lộc miệt mài "thổi hồn" vào những chiếc nón lá nhằm bảo tồn nghề truyền thống của làng.
 Những người phụ nữ ở xã Xuân Lộc miệt mài "thổi hồn" vào những chiếc nón lá nhằm bảo tồn nghề truyền thống của làng.
Nguyên liệu chủ yếu là các loại lá khác nhau như: lá cọ, lá buông, rơm, tre, lá hồ, lá dứa, lá dừa. Người dân xã Xuân Lộc thường sử dụng loại lá dừa nước để làm nón. 
Công đoạn là những lá phẳng phiu
Công đoạn là những lá phẳng phiu
Những chiếc lá sau khi được là nóng
Những chiếc lá sau khi được là nóng
Tiến hành làm khung nón
Tiến hành làm khung nón
Công đoạn làm nan nón (vành nón) cũng rất tỉ mỉ. Thông thường, nan nón được làm bằng tre, nứa. Mỗi chiếc nón sử dụng 14-16 chiếc nan. 
Công đoạn làm nan nón (vành nón) cũng rất tỉ mỉ. Thông thường, nan nón được làm bằng tre, nứa. Mỗi chiếc nón sử dụng 14-16 chiếc nan. 
Cận cảnh nghề làm nón lá tại Thanh Hóa  - Ảnh 1
Sau khi làm khung, thợ làm nón dùng kim xâu từ 24 đến 35 chiếc lá lại với nhau, xếp đều trên khuôn nón. Sau đó dùng dây cột chặt lá nón rồi khâu lại
Sau khi làm khung, thợ làm nón dùng kim xâu từ 24 đến 35 chiếc lá lại với nhau, xếp đều trên khuôn nón. Sau đó dùng dây cột chặt lá nón rồi khâu lại
Khi khâu nón (may nón) từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp.
Khi khâu nón (may nón) từng đường kim phải thật đều. Có như vậy, chiếc nón làm ra mới đảm bảo yếu tố vừa chắc chắn, vừa đẹp.
Do các công đoạn được làm thủ công nên trung bình mỗi người làm được 2-3 chiếc nón/ngày, thu nhập khoảng 100.000-120.000 đồng.
Do các công đoạn được làm thủ công nên trung bình mỗi người làm được 2-3 chiếc nón/ngày, thu nhập khoảng 100.000-120.000 đồng.
Để giữ làng nghề truyền thống, xã Xuân Lộc đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc. Hiện có 12 thành viên của hợp tác xã tham gia sản xuất, làm nón lá.  
Để giữ làng nghề truyền thống, xã Xuân Lộc đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc. Hiện có 12 thành viên của hợp tác xã tham gia sản xuất, làm nón lá.  
Bà Lê Thị Linh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc, cho biết, mỗi năm đơn vị xuất bán ra thị trường khoảng 35.000 chiếc nón lá. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và trong tỉnh Thanh Hóa. 
Bà Lê Thị Linh, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Xuân Lộc, cho biết, mỗi năm đơn vị xuất bán ra thị trường khoảng 35.000 chiếc nón lá. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và trong tỉnh Thanh Hóa. 
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate