October 07, 2021 | 09:22 GMT+7

Changing payment behavior an opportunity for banks

Thy Tuyến

Social distancing was a boon for online purchasing, with customers increasingly turning towards cashless payments. This is an opportunity for banks to break through in digitalization during the “new normal”.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Nhiều thông số thú vị sau 4 lần giãn cách cho thấy sự thay đổi chóng mặt về thói quen chi tiêu, thanh toán của đại đa số người dùng. Nếu tận dụng thành công, đây sẽ là cơ hội bứt phá cho các ngân hàng năng động chuyển đổi số và tích cực triển khai nhiều sáng kiến giao dịch tài chính mới.

THAY ĐỔI NHU CẦU THANH TOÁN NHỜ CHUYỂN DỊCH

Chúng ta mỗi khi gọi điện đều nghe lặp đi lặp lại khẩu hiệu “ai ở đâu thì ở đấy” khi thành phố giãn cách lần 4 căng hơn, siết chặt hơn. Đó là một sự thay đổi lớn, và cũng tự lúc nào những thói quen sống thường nhật đã dịch chuyển sang trạng thái mới một cách tự nhiên thể hiện qua những thông số biết nói.

Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, trong những tháng giãn cách nhu cầu thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động thu hút lượng lớn khách hàng mới sử dụng. Điều này cũng dễ hiểu khi yêu cầu hạn chế trong tiếp xúc trở thành yếu tố hướng người tiêu dùng đến với thói quen mua sắm online, thanh toán điện tử. So với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch qua kênh internet tăng 65.9% về số lượng, 31.2% về giá trị. Giao dịch qua kênh điện thoại di động cũng tăng 86.3% về số lượng, 123.1% về giá trị.

Trong khi đó, theo số liệu được công bố tại Diễn đàn trực tuyến tài chính số 2021 thì lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô 16 tỷ USD, bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%. Tiềm năng về sự tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt chính là động lực để các ngân hàng số có thể tiếp tục phát triển sản phẩm, dịch vụ nền tảng số.

Ở một nghiên cứu khác từ Younet Media, thói quen dùng tiền mặt của khách hàng buộc phải “lui về hậu trường” để nhường chỗ cho xu hướng cà thẻ, chuyển khoản online trong thời điểm giãn cách. Mọi thứ đều phải “online”, nhiều Facebook group, Zalo group chuyên bán thực phẩm, rau củ quả mọc lên chi chít như nấm sau mưa.

Các cây ATM cũng chịu chung số phận khi rất ít khách hàng ghé thăm, vì thời điểm này là người người ưu tiên trữ tiền trong tài khoản, cần là “ting” ngay. Số khác còn thủ thêm thẻ tín dụng online, rất ít người rút tiền mặt về ví như trước.

CƠ HỘI BỨT PHÁ CHO NGÂN HÀNG SỐ

Nhiều khách hàng truyền thống trước giờ vẫn chung thủy thói quen rút tiền mặt cuối tháng để bỏ ví, thì nay cũng buộc phải học cách cài đặt các phần mềm ngân hàng số, ví điện tử để tiện cho việc đóng tiền điện, tiền nước và các phí dịch vụ cho gia đình. Khi mới dùng còn gặp chút khó khăn, nhưng do hoàn cảnh dần dà họ đã bắt đầu bị chinh phục bởi sự đơn giản, tiện lợi và sử dụng “app” nhiều hơn.

Người dùng giờ đây có thể chuyển/nhận tiền bằng việc quét/tạo mã QR một cách nhanh chóng, thuận tiện.
Người dùng giờ đây có thể chuyển/nhận tiền bằng việc quét/tạo mã QR một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Đó cũng chính là tiền đề cho sự bứt phá của ngân hàng số hiện nay, khi việc giãn cách mang đến cơ hội sẵn sàng hòa nhập xu hướng không tiền mặt ngày một rõ nét. Nhiều ngân hàng đã nhìn thấy cơ hội ngay đợt giãn cách đầu tiên, đã kịp hành động và thiết kế các tính năng trên ứng dụng ngân hàng số để phục vụ cho những nhu cầu ở yên tại chỗ của khách hàng.

Các tiện ích mới cùng các ưu đãi thiết thực thu hút khách hàng tải và mở tài khoản như cung cấp tài khoản số đẹp, mở tài khoản 0 phí, các chính sách miễn phí chuyển khoản, mở thẻ online,….đều được các ngân hàng triển khai quyết liệt trong thời gian này. Có thể nói, cơ hội bứt phá trong cuộc đua ngân hàng số dường như không phân định giữa ngân hàng quy mô lớn và ngân hàng quy mô vừa và nhỏ.

Tại Bản Việt, ngân hàng số digimi được xây dựng và phát triển không chỉ như một xu hướng tất yếu và còn thể hiện được đặc tính của một ngân hàng số nhiều tiện ích, thuận tiện cho người dùng.

Với việc mở tài khoản 0 phí khá dễ dàng bằng định danh điện tử, người dùng có thể chuyển/nhận tiền bằng việc quét/tạo mã QR nhanh chóng, thay vì phải nhập nhiều thông tin tài khoản của người nhận như trước đây. Đặc biệt việc nhận tiền bằng số điện thoại được xem là tiện ích mới khá thuận tiện cho người dùng trong thời gian này.

Bên cạnh đó, với những khách hàng hay sử dụng thẻ để mua sắm, liên kết ví, thanh toán, việc có ngay một chiếc thẻ tín dụng ảo chỉ sau vài bước đơn giản trên digimi sẽ giúp khách hàng rất nhiều trong chi tiêu. Thẻ tín dụng ảo nhưng toàn bộ các tính năng, ưu đãi, khách hàng được hưởng như thẻ bình thường. Nếu muốn, chủ thẻ sẽ được ngân hàng giao thẻ đến tận nhà.

Chỉ cần tải ngân hàng số digimi về điện thoại của mình, từ những nhu cầu rất đơn giản như xem số dư không cần đăng nhập, đăng nhập bằng mã pin, đặt lịch chuyển tiền,… đến các nhu cầu giao dịch tài chính cần thiết: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, bán ngoại tệ,…khách hàng được đáp ứng nhanh chóng, thuận tiện.

Với những thay đổi trong thói quen thanh toán online của người dùng trong thời gian giãn cách vừa rồi, tỷ trọng giao dịch online so với các giao dịch tiền mặt trước đây của các ngân hàng cũng tăng trưởng rõ rệt. Tại Bản Việt, tỷ trọng này chiếm 60%, số lượng khách hàng mới trên kênh số tăng trướng hơn 100% so với thời điểm trước đó.

Cơ hội bứt phá trong cuộc đua ngân hàng số không chỉ dành cho một nhóm cụ thể, mà có thể nói là cơ hội cho tất cả các ngân hàng để đẩy mạnh sự phát triển của mình phù hợp với xu thế và nhu cầu người dùng trong cuộc sống bình thường mới và tương lai.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate