Với tình hình sản xuất nông nghiệp 8 tháng đầu năm, các chuyên gia dự báo năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 4,5-4,6 triệu tấn gạo.
Nhưng trước những diễn biến của giá cả thị trường hiện nay, làm thế nào để đạt được chỉ tiêu trong khi thời gian chỉ còn 4 tháng?
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 7/8/2008, xuất khẩu đạt gần 2,760 triệu tấn gạo, trị giá FOB trên 1,603 tỷ USD, trị giá CIF 1,743 tỷ USD. Riêng tháng 7 xuất khẩu 405.226 tấn, trị giá FOB 333,40 triệu USD, CIF là 379,79 USD.Như vậy so với cùng kỳ năm 2007, về lượng giảm khoảng gần 1,7%, trị giá tăng 94%.
Số liệu của hải quan cũng cho thấy, ước giao hết tháng 7/2008 là 2,794 triệu tấn trị giá 1,810 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 87,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Những thị trường lớn
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là châu Á (chiếm 61,58% kim ngạch xuất khẩu), châu Phi (17,13 %), châu Mỹ (trên 14,73 %) và các châu lục khác như Trung Đông (4,2%), châu Âu, châu Úc (2,36%).
Trong tháng 6/2008, Cuba đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta, với lượng tiêu thụ gạo đạt 85.200 tấn, trị giá 102,6 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 48,1% về trị giá so với tháng 5/2008. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 336.575 tấn với giá trị 296,8 triệu USD tăng 203,9% về lượng và tăng 699,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta là Philipines lại giảm mạnh, đạt 61.542 tấn với trị giá 58,3 triệu USD, giảm 77,5% về lượng và giảm 73,9% về trị giá so với tháng 5/2008. Tuy nhiên, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm sang thị trường này lên tới 1.101.806 tấn với trị giá 633,6 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 158,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Angola với mức tăng đột biến tới 148,1% về lượng và tăng 224,3% về trị giá so với tháng trước đạt 25.600 tấn với trị giá 19,4 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nga cũng có mức tăng vọt, đạt 8.097 tấn, trị giá 5,768 triệu USD tăng 129,5% về lượng và tăng 137% về trị giá so với tháng 5/2008. Nâng tổng lượng xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường này đạt 36.426 tấn, trị giá 20,21 triệu USD tăng 168,4% về lượng và tăng 316% về giá.
Đặc biệt, thị trường Ba Lan là thị trường có kim ngạch không cao nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 153,9% về lượng và 187,9% về trị giá so với tháng trước đạt 438 tấn với trị giá 3,6 triệu USD tăng tới 1.099,9% về lượng, tăng 2.218,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến, xuất khẩu gạo sang thị trường Lituania cũng có mức tăng vọt đạt 1.500 tấn với trị giá 1,2 triệu USD, tăng 30,6% về lượng và 49,8% về trị giá. Sáu tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2.791 tấn với trị giá 1,68 triệu USD tăng 564,5% về lượng và tăng 945,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Trái với xu hướng trên thì xuất khẩu gạo sang thị trường Kenya có mức giảm khá mạnh, giảm 75% về lượng và giảm 68,7% về trị giá so với tháng trước, đạt 500 tấn với trị giá 0,4 triệu USD. Nhưng lại có mức tăng mạnh nhất thị trường trong 6 tháng đầu năm 2008, tăng 1.698,6% về lượng và tăng 2.589,7% so với cùng kỳ năm 2007 đạt 45.414 tấn với trị giá 20,4 triệu USD.
Chia sẻ khó khăn
Theo nhận định của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá gạo thế giới đang giảm do bội thu ở một số nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và một số nước nhập khẩu lớn đã mua gần đủ nhu cầu.
Tồn kho của Thái Lan đang tăng lên đến 2,57 triệu tấn (tăng 20% so với đầu tháng 1/2008), dự kiến thu hoạch gần 7,6 triệu tấn lúa trong tháng 8 và tháng 9, tăng 3,6 triệu tấn so với mức 4 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Giá gạo chuẩn Thái Lan đã giảm hơn 30%, giá gạo trắng giảm xuống mức sàn 700 USD/tấn Thái Lan đang giao dịch bán 850.000 tấn cho Iran, 250.000 tấn cho Nigeria và sẽ tiếp tục bán dần gạo tồn kho sau khi hoàn tất giao dịch với các nước này. Theo nhiều nguồn tin, Iran có giao dịch với Việt Nam nhưng không thành công vì trả mức 500 USD/tấn, được coi là quá thấp với các thương nhân Việt Nam. Pakistan đang lạc quan về bội thu gạo năm 2008-2009, có khả năng nước này sẽ xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo.
Vụ Xuất nhập khẩu cũng cho biết, gạo Việt Nam 5% đang được người mua thương mại trả ở mức dưới gần 500 USD/T/FOB, tuy nhiên người mua chỉ giao dịch để tham khảo giá, vẫn chờ cho giá xuống tiếp tục, số lượng ký hợp đồng chưa nhiều.
Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước cũng đang giảm, lượng gạo dân cần bán ra nhiều hơn vì đang vào thu hoạch rộ vụ hè thu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nên giá lúa ở các tỉnh ĐBSCL đã tăng từ 100-200 đồng/kg tuỳ loại, trong đó lúa tốt có giá 4.400-4.500 đồng/kg; lúa tươi bán tại ruộng 4.000 đồng/kg.
Tại nhiều địa phương giá lúa hiện đang được bán ở mức 2.900-3.100 đồng/kg lúa. Trong khi giá thành sản xuất 1kg lúa hè thu ở mức 3.900 đồng/kg lúa và nếu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải mua hết lúa và đảm bảo cho nông dân có lãi thì giá lúa phải ở mức trên 5.500 đồng/kg. Với tình hình người dân phải bán lỗ như vậy, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất của vụ lúa sau.
Vì vậy, đối với hoạt động xuất khẩu, các khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra là cần có chính sách giảm lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay cũng như nên cho doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ do mức lãi suất ngoại tệ đang thấp hơn so với lãi suất tiền VND. Ngoài ra Chính phủ cũng xem xét hỗ trợ cho phép doanh nghiệp được vay bằng ngoại tệ và được chiết khấu bằng hợp đồng.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu mua tiêu thụ hết lúa, gạo vụ hè thu 2008 ở ĐBSCL, Chính phủ đã chỉ đạo tạm thời chưa thu phần thuế xuất khẩu gạo dưới 800 USD/tấn. Ngày 13/8 vừa qua, Bộ Tài chính đã có công văn 9417/BTC-CST hướng dẫn việc triển khai thực hiện quyết định trên của Thủ tướng.
Theo đó, chưa áp dụng mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm) ở mức dưới 800 USD/tấn. Mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu áp dụng đối với những tờ khai xuất khẩu gạo đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 15/8/2008 có giá xuất khẩu theo giá FOB từ 800 USD/tấn trở lên...
Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đối với hoạt động thu mua và xuất khẩu gạo, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định về việc cho vay tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu năm 2008 ở ĐBSCL.
Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại, yêu cầu các ngân hàng cho vay theo quy định hiện hành. Trường hợp những doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu mua lúa gạo theo chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa ký được hợp đồng xuất khẩu gạo thì được xem xét cho vay tạo nguồn hàng trước khi ký hợp đồng xuất khẩu.
Tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước phải đảm bảo cung cấp vốn để thu mua lương thực và áp dụng khung vay thấp nhất (19,5%-19,8%) cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đối với bà con chưa bán được lúa, ngân hàng địa phương sẽ tiếp tục giãn nợ và cho vay thêm nếu tiếp tục sản xuất.
Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã có hợp đồng xuất khẩu cần đẩy nhanh tiến độ giao hàng theo các hợp đồng đã ký; đồng thời có thể tăng thêm hạn mức xuất khẩu 100.000-200.000 tấn gạo xuất khẩu giao ngay trong tháng 9.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp tăng cường thương thảo, ký kết hợp đồng xuất khẩu mới trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo cả năm từ 4,5-4,6 triệu tấn.
Nhưng trước những diễn biến của giá cả thị trường hiện nay, làm thế nào để đạt được chỉ tiêu trong khi thời gian chỉ còn 4 tháng?
Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến ngày 7/8/2008, xuất khẩu đạt gần 2,760 triệu tấn gạo, trị giá FOB trên 1,603 tỷ USD, trị giá CIF 1,743 tỷ USD. Riêng tháng 7 xuất khẩu 405.226 tấn, trị giá FOB 333,40 triệu USD, CIF là 379,79 USD.Như vậy so với cùng kỳ năm 2007, về lượng giảm khoảng gần 1,7%, trị giá tăng 94%.
Số liệu của hải quan cũng cho thấy, ước giao hết tháng 7/2008 là 2,794 triệu tấn trị giá 1,810 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và tăng 87,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Những thị trường lớn
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là châu Á (chiếm 61,58% kim ngạch xuất khẩu), châu Phi (17,13 %), châu Mỹ (trên 14,73 %) và các châu lục khác như Trung Đông (4,2%), châu Âu, châu Úc (2,36%).
Trong tháng 6/2008, Cuba đã vượt qua Philippines để trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của nước ta, với lượng tiêu thụ gạo đạt 85.200 tấn, trị giá 102,6 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 48,1% về trị giá so với tháng 5/2008. Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 336.575 tấn với giá trị 296,8 triệu USD tăng 203,9% về lượng và tăng 699,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta là Philipines lại giảm mạnh, đạt 61.542 tấn với trị giá 58,3 triệu USD, giảm 77,5% về lượng và giảm 73,9% về trị giá so với tháng 5/2008. Tuy nhiên, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm sang thị trường này lên tới 1.101.806 tấn với trị giá 633,6 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và tăng 158,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Angola với mức tăng đột biến tới 148,1% về lượng và tăng 224,3% về trị giá so với tháng trước đạt 25.600 tấn với trị giá 19,4 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nga cũng có mức tăng vọt, đạt 8.097 tấn, trị giá 5,768 triệu USD tăng 129,5% về lượng và tăng 137% về trị giá so với tháng 5/2008. Nâng tổng lượng xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường này đạt 36.426 tấn, trị giá 20,21 triệu USD tăng 168,4% về lượng và tăng 316% về giá.
Đặc biệt, thị trường Ba Lan là thị trường có kim ngạch không cao nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 153,9% về lượng và 187,9% về trị giá so với tháng trước đạt 438 tấn với trị giá 3,6 triệu USD tăng tới 1.099,9% về lượng, tăng 2.218,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến, xuất khẩu gạo sang thị trường Lituania cũng có mức tăng vọt đạt 1.500 tấn với trị giá 1,2 triệu USD, tăng 30,6% về lượng và 49,8% về trị giá. Sáu tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 2.791 tấn với trị giá 1,68 triệu USD tăng 564,5% về lượng và tăng 945,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Trái với xu hướng trên thì xuất khẩu gạo sang thị trường Kenya có mức giảm khá mạnh, giảm 75% về lượng và giảm 68,7% về trị giá so với tháng trước, đạt 500 tấn với trị giá 0,4 triệu USD. Nhưng lại có mức tăng mạnh nhất thị trường trong 6 tháng đầu năm 2008, tăng 1.698,6% về lượng và tăng 2.589,7% so với cùng kỳ năm 2007 đạt 45.414 tấn với trị giá 20,4 triệu USD.
Chia sẻ khó khăn
Theo nhận định của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá gạo thế giới đang giảm do bội thu ở một số nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và một số nước nhập khẩu lớn đã mua gần đủ nhu cầu.
Tồn kho của Thái Lan đang tăng lên đến 2,57 triệu tấn (tăng 20% so với đầu tháng 1/2008), dự kiến thu hoạch gần 7,6 triệu tấn lúa trong tháng 8 và tháng 9, tăng 3,6 triệu tấn so với mức 4 triệu tấn cùng kỳ năm trước.
Giá gạo chuẩn Thái Lan đã giảm hơn 30%, giá gạo trắng giảm xuống mức sàn 700 USD/tấn Thái Lan đang giao dịch bán 850.000 tấn cho Iran, 250.000 tấn cho Nigeria và sẽ tiếp tục bán dần gạo tồn kho sau khi hoàn tất giao dịch với các nước này. Theo nhiều nguồn tin, Iran có giao dịch với Việt Nam nhưng không thành công vì trả mức 500 USD/tấn, được coi là quá thấp với các thương nhân Việt Nam. Pakistan đang lạc quan về bội thu gạo năm 2008-2009, có khả năng nước này sẽ xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo.
Vụ Xuất nhập khẩu cũng cho biết, gạo Việt Nam 5% đang được người mua thương mại trả ở mức dưới gần 500 USD/T/FOB, tuy nhiên người mua chỉ giao dịch để tham khảo giá, vẫn chờ cho giá xuống tiếp tục, số lượng ký hợp đồng chưa nhiều.
Trong khi đó, giá lúa gạo trong nước cũng đang giảm, lượng gạo dân cần bán ra nhiều hơn vì đang vào thu hoạch rộ vụ hè thu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nên giá lúa ở các tỉnh ĐBSCL đã tăng từ 100-200 đồng/kg tuỳ loại, trong đó lúa tốt có giá 4.400-4.500 đồng/kg; lúa tươi bán tại ruộng 4.000 đồng/kg.
Tại nhiều địa phương giá lúa hiện đang được bán ở mức 2.900-3.100 đồng/kg lúa. Trong khi giá thành sản xuất 1kg lúa hè thu ở mức 3.900 đồng/kg lúa và nếu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải mua hết lúa và đảm bảo cho nông dân có lãi thì giá lúa phải ở mức trên 5.500 đồng/kg. Với tình hình người dân phải bán lỗ như vậy, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất của vụ lúa sau.
Vì vậy, đối với hoạt động xuất khẩu, các khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra là cần có chính sách giảm lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay cũng như nên cho doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ do mức lãi suất ngoại tệ đang thấp hơn so với lãi suất tiền VND. Ngoài ra Chính phủ cũng xem xét hỗ trợ cho phép doanh nghiệp được vay bằng ngoại tệ và được chiết khấu bằng hợp đồng.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu mua tiêu thụ hết lúa, gạo vụ hè thu 2008 ở ĐBSCL, Chính phủ đã chỉ đạo tạm thời chưa thu phần thuế xuất khẩu gạo dưới 800 USD/tấn. Ngày 13/8 vừa qua, Bộ Tài chính đã có công văn 9417/BTC-CST hướng dẫn việc triển khai thực hiện quyết định trên của Thủ tướng.
Theo đó, chưa áp dụng mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm) ở mức dưới 800 USD/tấn. Mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu áp dụng đối với những tờ khai xuất khẩu gạo đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 15/8/2008 có giá xuất khẩu theo giá FOB từ 800 USD/tấn trở lên...
Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đối với hoạt động thu mua và xuất khẩu gạo, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định về việc cho vay tiêu thụ lúa, gạo vụ hè thu năm 2008 ở ĐBSCL.
Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại, yêu cầu các ngân hàng cho vay theo quy định hiện hành. Trường hợp những doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu mua lúa gạo theo chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông báo, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chưa ký được hợp đồng xuất khẩu gạo thì được xem xét cho vay tạo nguồn hàng trước khi ký hợp đồng xuất khẩu.
Tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước phải đảm bảo cung cấp vốn để thu mua lương thực và áp dụng khung vay thấp nhất (19,5%-19,8%) cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đối với bà con chưa bán được lúa, ngân hàng địa phương sẽ tiếp tục giãn nợ và cho vay thêm nếu tiếp tục sản xuất.
Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã có hợp đồng xuất khẩu cần đẩy nhanh tiến độ giao hàng theo các hợp đồng đã ký; đồng thời có thể tăng thêm hạn mức xuất khẩu 100.000-200.000 tấn gạo xuất khẩu giao ngay trong tháng 9.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp tăng cường thương thảo, ký kết hợp đồng xuất khẩu mới trên cơ sở chỉ tiêu xuất khẩu gạo cả năm từ 4,5-4,6 triệu tấn.