November 24, 2023 | 07:46 GMT+7

Châu Á soán ngôi Mỹ trở thành trung tâm đổi mới tiền điện tử và blockchain

Khi ngành công nghiệp tiền điện tử tiếp tục gặp những rào cản để phát triển tại Mỹ, các công ty blockchain đang chuyển hoạt động sang châu Á - Thái Bình Dương, biến khu vực thành trung tâm đổi mới…

Châu Á soán ngôi Mỹ trở thành trung tâm đổi mới tiền điện tử và blockchain
Châu Á soán ngôi Mỹ trở thành trung tâm đổi mới tiền điện tử và blockchain

Gần đây, một số quốc gia châu Á, tiêu biểu là Hồng Kông và Singapore đã xây dựng các khuôn khổ pháp lý mang tính phát triển cho ngành tiền điện tử, cùng với đó, nhân sự ngày càng có trình độ chuyên môn, châu Á đang định vị mình như một trung tâm toàn cầu cho blockchain.

KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA MỸ CẢN TRỞ CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH 

Từ trước đến nay, Mỹ luôn dẫn đầu thế giới về đổi mới, tốc độ phát triển của bất kỳ ngành nghề nào cũng không có đối thủ trên toàn cầu, nhưng dường như công nghệ blockchain đã đi ngược lại quy luật này. 

Vào tháng 3, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã gửi cảnh báo chính thức tới Coinbase, cáo buộc vi phạm luật chứng khoán liên bang đối với cung cấp chứng khoán chưa đăng ký. Vài ngày sau, Ủy ban Giao dịch Tương lai Hàng hóa đã đệ đơn khiếu nại Binance về chứng khoán chưa đăng ký.

Bối cảnh pháp lý xung quanh tiền điện tử tại Mỹ đã khiến các nhà phát triển thất vọng.

Sau những động thái quản lý mới nhất từ ​​các nhà lập pháp và quan chức Hoa Kỳ, một số nhà lãnh đạo Web3, công ty tiền điện tử và nhà phát triển blockchain cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thiết lập hoạt động ra ngoài quốc gia này. Theo trang Smcp, với tình hình hiện tại, Mỹ sẽ bỏ lỡ cơ hội trở thành người dẫn đầu trong không gian blockchain.

KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA CHÂU ÂU CHƯA THỂ ÁP DỤNG 

Hiện nay, Châu Á và Châu Âu đã thiết lập khuôn khổ riêng về quản lý không gian tiền điện tử. Quy định về thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA) của Liên minh Châu Âu đã được cơ quan quản lý Châu Âu phê duyệt. Theo được, MiCA sẽ được áp dụng trên 27 quốc gia châu Âu, nhưng trước khi bộ quy định này trở thành một khuôn khổ hoạt động trên toàn khu vực, các cơ quan quản lý và chính phủ ở mỗi quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm. Vì vậy, dự định khuôn khổ MiCA có hiệu lực vào giữa năm 2024 có thể sẽ khó xảy ra. 

Điều này có nghĩa cho đến khi khuôn khổ được hoàn thiện đầy đủ, các công ty tiền điện tử và blockchain phải tiếp tục thận trọng khi thiết lập cơ sở hoạt động ở bất kỳ quốc gia châu Âu nào. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia, châu Á sẽ là khu vực then chốt cho tiền điện tử trong chu kỳ tăng giá tiếp theo. Theo đó, nhiều công ty blockchain ở các thị trường có quy định tiến bộ như Thụy Sĩ đang tìm cách thành lập ở phương Đông.

GIÁ TRỊ NGÀNH WEB3 CỦA CHÂU Á LÊN TỚI HÀNG NGHÌN TỶ USD

Singapore và Hong Kong là hai trung tâm hàng đầu của tiền điện tử   
Singapore và Hong Kong là hai trung tâm hàng đầu của tiền điện tử   

Theo báo cáo gần đây của Electric Capital, Hoa Kỳ đã mất 2% thị phần các nhà phát triển blockchain mỗi năm trong 5 năm qua. Năm ngoái, nguồn vốn đầu tư công nghệ blockchain đạt 103,9 tỷ USD trên khắp Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó các khoản đầu tư chủ yếu ở giai đoạn hạt giống. Chỉ riêng đầu tư ở giai đoạn hạt giống ở Đông Nam Á đã tăng 73% trong năm ngoái. Các báo cáo khác dự đoán giá trị của lĩnh vực Web3 ở châu Á lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Đối với bối cảnh tiền điện tử ở châu Á-Thái Bình Dương, các động thái pháp lý và hướng dẫn rõ ràng đã giúp khu vực này trở thành một trong những nền kinh tế tiền điện tử phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Ví dụ: công ty tiền điện tử Ripple gần đây đã có được giấy phép hoạt động tại Singapore, cho phép công ty con của họ hoạt động mà không cần ngưỡng giao dịch. Ripple cho biết 90% hoạt động kinh doanh của công ty hiện đến từ bên ngoài Hoa Kỳ. 

Ngoài Singapore, Hồng Kông cũng đã cấp phép cho các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động. Giấy phép này sẽ thu hút một lượng lớn các nhà giao dịch bán lẻ từ nhiều khu vực, do đó phát triển hệ sinh thái tiền điện tử hơn nữa không chỉ ở châu Á-Thái Bình Dương mà cả thế giới.

Khi Mỹ tiếp tục đưa ra những quy định cản trở tiền điện tử hoạt động kinh doanh tại quốc gia này, các nhà phát triển blockchain ngày càng lựa chọn chuyển hoạt động sang các quốc gia thân thiện hơn tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo Smcp, Châu Á đang thành một trong những trung tâm Web3 phát triển nhanh nhất, đưa các nền kinh tế châu Á trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong ngành công nghiệp blockchain.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate