Các nhà lãnh đạo khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhất trí cử một phái đoàn công tác tới Ireland, mở đường cho một chương trình giải cứu nhằm ngăn khủng hoảng nợ của Ireland lan rộng sang các quốc gia khác trong khối.
Tuy nhiên, Reuters cho biết, Chính phủ Ireland hiện chưa muốn nhận một gói giải cứu cấp quốc gia, mà muốn sự cứu trợ được dành cho hệ thống nhà băng đang ngấp nghé bờ vực sụp đổ của nước này. Đối với Chính phủ Ireland, việc nhận giải cứu ở cấp quốc gia sẽ làm suy giảm mạnh mẽ quyền lực của họ.
“Bất kỳ sự giúp đỡ nào liên quan tới việc giải quyết những thách thức mà hệ thống ngân hàng của Ireland đang phải đối mặt sẽ được hoan nghênh hơn cả”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan, phát biểu.
Các ngân hàng ở Ireland đang ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn vốn từ ECB vì các ngân hàng thương mại khác rất ngại cấp vốn vay kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ ở Hy Lạp.
Hôm qua (16/11), sau cuộc họp khẩn, các bộ trưởng bộ tài chính trong khối Eurozone tuyên bố, khi đặt chân tới Ireland, phái đoàn gồm đại diện Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đặt trọng tâm các cuộc đàm phán vào việc giải cứu hệ thống ngân hàng của Ireland, nếu Dublin đề nghị giúp đỡ.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia kinh tế, khả năng Ireland được cứu ở cấp quốc gia là rõ nét, bất chấp Dublin đang nỗ lực chống lại những áp lực về một chương trình giải cứu như EU và IMF đã dành cho Hy Lạp cách đây mới vài tháng. Động thái cử phái đoàn tới Ireland của châu Âu có thể được xem là một dấu hiệu rõ nét về một gói giải cứu sắp đưa ra. Trước khi Hy Lạp được cứu, châu Âu cũng đã cử một phái đoàn gồm đại diện EU, IMF và ECB tới Athens.
Nguồn tin từ Eurozone cho Reuters biết, về cơ bản, các nhà chức trách đã nhất trí sẽ giải cứu Ireland khi phái đoàn EU-IMF-ECB hoàn tất việc tham vấn trong vài ngày tới. Chương trình giải cứu này sẽ không chỉ bao gồm cứu các ngân hàng, mà là cứu cả Chính phủ nặng nợ của Ireland.
Nguồn tin này cũng cho biết, trị giá gói giải cứu đang được bàn thảo dao động trong khoảng 45-90 tỷ Euro (tương đương 63-123 tỷ USD). Ireland cho hay, những nỗ lực cứu hệ thống ngân hàng ở nước này có thể tiêu tốn trên 50 tỷ Euro, nhưng giới đầu tư lo ngại con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde tuyên bố, các nhà chức trách châu Âu đang xem xét để xác định các bước đi cần thiết, rằng “chúng tôi đang đối mặt với vấn đề phải giải quyết trong vòng vài ngày, thay vì 6 tháng”.
Chủ tịch Hội đồng châu ÂU Herman Van Rompuy cho rằng, tương lai của EU có thể lâm nguy vì cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, bà không tin là khu vực Eurozone đang gặp nguy.
Phát biểu trên truyền hình Đức, bà Merkel cho rằng, các quốc gia nặng nợ của châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều đang nỗ lực để giải quyết thâm hụt ngân sách bằng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Khi được hỏi về tình hình Ireland, bà Merkel phát biểu: “Chúng tôi có lá chắn giải cứu trong trường hợp một quốc gia cần tới. Nhưng tôi chưa nhận thấy sự cần thiết đó ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, nếu một quốc gia cần giúp đỡ, quốc gia đó có thể lên tiếng đề nghị”.
Mối lo khủng hoảng nợ Ireland có thể lan rộng sang các nền kinh tế yếu khác trong khối Eurozone đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo trong phiên giao dịch hôm qua. Giá cổ phiếu lao dốc, giá hàng hóa cơ bản tụt giảm mạnh, trong khi đồng Euro sụt giá xuống mức thấp nhất trong 7 tuần so với USD.
Tuy nhiên, Reuters cho biết, Chính phủ Ireland hiện chưa muốn nhận một gói giải cứu cấp quốc gia, mà muốn sự cứu trợ được dành cho hệ thống nhà băng đang ngấp nghé bờ vực sụp đổ của nước này. Đối với Chính phủ Ireland, việc nhận giải cứu ở cấp quốc gia sẽ làm suy giảm mạnh mẽ quyền lực của họ.
“Bất kỳ sự giúp đỡ nào liên quan tới việc giải quyết những thách thức mà hệ thống ngân hàng của Ireland đang phải đối mặt sẽ được hoan nghênh hơn cả”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ireland, ông Brian Lenihan, phát biểu.
Các ngân hàng ở Ireland đang ngày càng phụ thuộc hơn vào nguồn vốn từ ECB vì các ngân hàng thương mại khác rất ngại cấp vốn vay kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ ở Hy Lạp.
Hôm qua (16/11), sau cuộc họp khẩn, các bộ trưởng bộ tài chính trong khối Eurozone tuyên bố, khi đặt chân tới Ireland, phái đoàn gồm đại diện Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đặt trọng tâm các cuộc đàm phán vào việc giải cứu hệ thống ngân hàng của Ireland, nếu Dublin đề nghị giúp đỡ.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia kinh tế, khả năng Ireland được cứu ở cấp quốc gia là rõ nét, bất chấp Dublin đang nỗ lực chống lại những áp lực về một chương trình giải cứu như EU và IMF đã dành cho Hy Lạp cách đây mới vài tháng. Động thái cử phái đoàn tới Ireland của châu Âu có thể được xem là một dấu hiệu rõ nét về một gói giải cứu sắp đưa ra. Trước khi Hy Lạp được cứu, châu Âu cũng đã cử một phái đoàn gồm đại diện EU, IMF và ECB tới Athens.
Nguồn tin từ Eurozone cho Reuters biết, về cơ bản, các nhà chức trách đã nhất trí sẽ giải cứu Ireland khi phái đoàn EU-IMF-ECB hoàn tất việc tham vấn trong vài ngày tới. Chương trình giải cứu này sẽ không chỉ bao gồm cứu các ngân hàng, mà là cứu cả Chính phủ nặng nợ của Ireland.
Nguồn tin này cũng cho biết, trị giá gói giải cứu đang được bàn thảo dao động trong khoảng 45-90 tỷ Euro (tương đương 63-123 tỷ USD). Ireland cho hay, những nỗ lực cứu hệ thống ngân hàng ở nước này có thể tiêu tốn trên 50 tỷ Euro, nhưng giới đầu tư lo ngại con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde tuyên bố, các nhà chức trách châu Âu đang xem xét để xác định các bước đi cần thiết, rằng “chúng tôi đang đối mặt với vấn đề phải giải quyết trong vòng vài ngày, thay vì 6 tháng”.
Chủ tịch Hội đồng châu ÂU Herman Van Rompuy cho rằng, tương lai của EU có thể lâm nguy vì cuộc khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, bà không tin là khu vực Eurozone đang gặp nguy.
Phát biểu trên truyền hình Đức, bà Merkel cho rằng, các quốc gia nặng nợ của châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều đang nỗ lực để giải quyết thâm hụt ngân sách bằng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Khi được hỏi về tình hình Ireland, bà Merkel phát biểu: “Chúng tôi có lá chắn giải cứu trong trường hợp một quốc gia cần tới. Nhưng tôi chưa nhận thấy sự cần thiết đó ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, nếu một quốc gia cần giúp đỡ, quốc gia đó có thể lên tiếng đề nghị”.
Mối lo khủng hoảng nợ Ireland có thể lan rộng sang các nền kinh tế yếu khác trong khối Eurozone đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo trong phiên giao dịch hôm qua. Giá cổ phiếu lao dốc, giá hàng hóa cơ bản tụt giảm mạnh, trong khi đồng Euro sụt giá xuống mức thấp nhất trong 7 tuần so với USD.