Chính phủ Mỹ vừa chính thức tiếp quản hai tập đoàn đầu tư cho vay địa ốc lớn nhất nước này là Fannie Mae và Freddie Mac. Đồng thời, chi tiết số tiền mà Bộ Tài chính Mỹ phải bỏ ra để cứu hai tập đoàn này cũng được công bố.
Các thủ tục tiếp quản diễn ra ngày 7/9 theo giờ địa phương. Đây có thể là vụ can thiệp vào doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay ở Mỹ, và là bước tiến mới nhất của các nhà chức trách Mỹ trong việc hỗ trợ thị trường địa ốc, tài chính nước này cũng như thị trường tài chính toàn cầu.
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ ngay lập tức mua lại 1 tỷ USD cổ phần trong mỗi tập đoàn dưới dạng cổ phiếu ưu đãi cấp cao. Nếu cần thiết, Bộ Tài chính có thể sẽ bơm số tiền lên tới 100 tỷ USD vào mỗi tập đoàn. Mức lãi suất hàng năm mà Chính phủ Mỹ nhận được từ khoản đầu tư này là 10%.
Cổ phiếu ưu đãi dành cho Chính phủ sẽ được ưu tiên cao hơn cổ phiếu ưu đãi hiện hữu cũng như cổ phiếu phổ thông, đồng thời đem lại cho Chính phủ tỷ lệ sở hữu 79,9% cổ phần trong hai tập đoàn.
Cổ phiếu của Fannie và Freddie vẫn sẽ được tiếp tục giao dịch trên thị trường, tuy nhiên, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ là những cổ đông được bảo vệ ít nhất trong bất kỳ trường hợp xấu nào xảy ra.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng thiết lập một chương trình nhằm mua các loại chứng khoán phát hành dựa trên danh mục nợ cầm cố (mortgage-backed securities) của Fannie và Freddie nhằm bơm vốn vào thị trường cho vay cầm cố. Cuối tháng 9 này, chương trình mua chứng khoán sẽ bắt đầu với đợt mua đầu tiên trị giá 5 tỷ USD, và sẽ kéo dài tới cuối năm 2009.
CEO Richard Syron của Freddie và CEO David Moffett của Freddie đã bị sa thải và thay thế bằng các nhân vật mới. Đứng đầu Fannie hiện là Herb Allison, một người từng làm ở Merrill Lynch, còn đứng đầu Freddie hiện là David Moffett, một cựu quan chức của US Bancorp.
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định, trong dài hạn, người nộp thuế ở Mỹ sẽ không phải chịu gánh nặng từ khoản tiền mà bộ này chi ra để vực dậy Fannie và Freddie, vì cuối cùng, số tiền này cũng quay về két của Bộ Tài chính.
Điều kiện cho Fannie và Freddie nhận được sự hỗ trợ này là hai tập đoàn sẽ phải giảm lượng nợ cho vay cầm cố và các loại chứng khoán địa ốc mà họ nắm giữ.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, các danh mục này không được phép vượt quá 850 tỷ USD tại mỗi tập đoàn tính tới cuối năm sau, và sau đó phải giảm mỗi năm 10%, cho tới khi chỉ còn 250 tỷ USD. Tới cuối tháng 7 vừa qua, các danh mục đầu tư này đạt mức 758 tỷ USD tại Fannie và 798 tỷ USD tại Freddie.
“Nền kinh tế và thị trường Mỹ sẽ không phục hồi cho tới khi giai đoạn điều chỉnh đang diễn ra trên thị trường địa ốc kết thúc. Fannie và Freddie đóng vai trò then chốt trong việc chấm dứt sự điều chỉnh này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson phát biểu.
Ông Paulson cũng nhận định, quy mô của Fannie và Freddie khổng lồ đến mức sự sụp đổ của một trong hai tập đoàn sẽ khiến cả thị trường chứng khoán toàn cầu náo loạn. Từ khi bắt đầu tới nay, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến ngành tài chính toàn cầu thua lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 500 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Bush, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, các ứng cử viên tổng thống John McCain và Barack Obama đều lên tiếng hoan nghênh việc Bộ Tài chính Mỹ can thiệp vào Fannie và Freddie.
Ông Bush nói: “Người Mỹ nên tin rằng các biện pháp thực hiện ngày hôm nay sẽ tăng cường khả năng của chúng ta trong việc vượt qua giai đoạn điều chỉnh của thị trường nhà đất và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế trở lại với mức tăng trưởng mạnh hơn”.
Được Chính phủ Mỹ thành lập, Fannie và Freddie sau đó đã tiến hành IPO và trở thành công ty đại chúng, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ mục tiêu của Chính phủ là hỗ trợ thị trường địa ốc.
(Theo Reuters, Bloomberg)
Các thủ tục tiếp quản diễn ra ngày 7/9 theo giờ địa phương. Đây có thể là vụ can thiệp vào doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay ở Mỹ, và là bước tiến mới nhất của các nhà chức trách Mỹ trong việc hỗ trợ thị trường địa ốc, tài chính nước này cũng như thị trường tài chính toàn cầu.
Theo kế hoạch, Bộ Tài chính sẽ ngay lập tức mua lại 1 tỷ USD cổ phần trong mỗi tập đoàn dưới dạng cổ phiếu ưu đãi cấp cao. Nếu cần thiết, Bộ Tài chính có thể sẽ bơm số tiền lên tới 100 tỷ USD vào mỗi tập đoàn. Mức lãi suất hàng năm mà Chính phủ Mỹ nhận được từ khoản đầu tư này là 10%.
Cổ phiếu ưu đãi dành cho Chính phủ sẽ được ưu tiên cao hơn cổ phiếu ưu đãi hiện hữu cũng như cổ phiếu phổ thông, đồng thời đem lại cho Chính phủ tỷ lệ sở hữu 79,9% cổ phần trong hai tập đoàn.
Cổ phiếu của Fannie và Freddie vẫn sẽ được tiếp tục giao dịch trên thị trường, tuy nhiên, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ là những cổ đông được bảo vệ ít nhất trong bất kỳ trường hợp xấu nào xảy ra.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng thiết lập một chương trình nhằm mua các loại chứng khoán phát hành dựa trên danh mục nợ cầm cố (mortgage-backed securities) của Fannie và Freddie nhằm bơm vốn vào thị trường cho vay cầm cố. Cuối tháng 9 này, chương trình mua chứng khoán sẽ bắt đầu với đợt mua đầu tiên trị giá 5 tỷ USD, và sẽ kéo dài tới cuối năm 2009.
CEO Richard Syron của Freddie và CEO David Moffett của Freddie đã bị sa thải và thay thế bằng các nhân vật mới. Đứng đầu Fannie hiện là Herb Allison, một người từng làm ở Merrill Lynch, còn đứng đầu Freddie hiện là David Moffett, một cựu quan chức của US Bancorp.
Bộ Tài chính Mỹ khẳng định, trong dài hạn, người nộp thuế ở Mỹ sẽ không phải chịu gánh nặng từ khoản tiền mà bộ này chi ra để vực dậy Fannie và Freddie, vì cuối cùng, số tiền này cũng quay về két của Bộ Tài chính.
Điều kiện cho Fannie và Freddie nhận được sự hỗ trợ này là hai tập đoàn sẽ phải giảm lượng nợ cho vay cầm cố và các loại chứng khoán địa ốc mà họ nắm giữ.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, các danh mục này không được phép vượt quá 850 tỷ USD tại mỗi tập đoàn tính tới cuối năm sau, và sau đó phải giảm mỗi năm 10%, cho tới khi chỉ còn 250 tỷ USD. Tới cuối tháng 7 vừa qua, các danh mục đầu tư này đạt mức 758 tỷ USD tại Fannie và 798 tỷ USD tại Freddie.
“Nền kinh tế và thị trường Mỹ sẽ không phục hồi cho tới khi giai đoạn điều chỉnh đang diễn ra trên thị trường địa ốc kết thúc. Fannie và Freddie đóng vai trò then chốt trong việc chấm dứt sự điều chỉnh này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson phát biểu.
Ông Paulson cũng nhận định, quy mô của Fannie và Freddie khổng lồ đến mức sự sụp đổ của một trong hai tập đoàn sẽ khiến cả thị trường chứng khoán toàn cầu náo loạn. Từ khi bắt đầu tới nay, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã khiến ngành tài chính toàn cầu thua lỗ và thâm hụt tài sản tổng số tiền 500 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Bush, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke, các ứng cử viên tổng thống John McCain và Barack Obama đều lên tiếng hoan nghênh việc Bộ Tài chính Mỹ can thiệp vào Fannie và Freddie.
Ông Bush nói: “Người Mỹ nên tin rằng các biện pháp thực hiện ngày hôm nay sẽ tăng cường khả năng của chúng ta trong việc vượt qua giai đoạn điều chỉnh của thị trường nhà đất và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế trở lại với mức tăng trưởng mạnh hơn”.
Được Chính phủ Mỹ thành lập, Fannie và Freddie sau đó đã tiến hành IPO và trở thành công ty đại chúng, nhưng vẫn tiếp tục phục vụ mục tiêu của Chính phủ là hỗ trợ thị trường địa ốc.
(Theo Reuters, Bloomberg)