Vừa qua, tốc độ phát triển nhanh của thị trường vay tiêu dùng cho thấy rõ hơn tiềm năng của dịch vụ này trong tương lai. Sau thời gian tăng nhanh về lượng, đã đến lúc thị trường cần hình thành rõ hơn về chất, hướng tới mô hình tài chính toàn diện, an toàn, bình đẳng cơ hội tiếp cận vốn cho mọi tầng lớp khách hàng.
“MỞ LỐI” TIẾP CẬN VỐN
Thị trường tài chính tiêu dùng đang phát triển khá sôi động khi nhiều cá nhân (nhất là nhóm người có thu nhập thấp) có nhu cầu tiêu trước, trả sau dưới nhiều hình thức. Ngày càng nhiều các gói tín dụng được đưa ra nhằm hỗ trợ nhu cầu sinh hoạt, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đến năm 2021, dư nợ tín dụng tiêu dùng của hệ thống các tổ chức tín dụng là hơn 2 triệu tỷ đồng , chiếm 19,9% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Nhu cầu tín dụng tiêu dùng là rất lớn, quy mô đã tăng gấp hơn 3 lần trong 5 năm (cuối năm 2016 là 646 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế).
Các cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho thấy, có tới 65% tiểu thương cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là không thể tiếp cận nguồn vốn, chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn hoặc phải chịu chi phí vay đắt đỏ cho những món vay nhỏ.
Đáng chú ý, tiểu thương sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, giải ngân chậm... Mặc dù quy mô không lớn, nhưng mô hình kinh doanh của các tiểu thương đã mang lại nguồn thu nhập tốt cho các hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương.
THỦ TỤC ĐƠN GIẢN, HÌNH THỨC LINH HOẠT
Rào cản về thủ tục và tài sản thế chấp “bịt lối” tiếp cận vốn của nhiều người. Để vay tiêu dùng, khách hàng phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh được thu nhập. Các điều khoản ràng buộc chặt chẽ và quy trình phức tạp thường gây tâm lý ngần ngại cho lao động phổ thông, khiến họ tìm đến giải pháp cứu cánh “tín dụng đen” và dễ rơi vào bẫy “trả lãi cắt cổ”, hay mất khả năng chi trả.
Với mong muốn hỗ trợ những người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận với nguồn vay vốn tiêu dùng để vượt qua khó khăn sau đại dịch, Ngân hàng CIMB Việt Nam (CIMB) và Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 (F88) hợp tác triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng với lãi suất phù hợp, thủ tục đơn giản, hình thức linh hoạt, giúp khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng và an toàn hơn và góp phần đẩy lùi "tín dụng đen".
Đây là bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa CIMB và F88 nhằm hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19; thúc đẩy tín dụng tiêu dùng qua kênh chính thống; hướng tới Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Ông Thomson Faw Siew Kat - Tổng giám đốc Ngân hàng CIMB Việt Nam kỳ vọng, bước tiến mới trong việc phát triển mô hình tài chính tiện ích này sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính đến các nhóm khách hàng tiềm năng, góp phần thu hẹp khoảng cách và giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của người dân thu nhập thấp. Khi nhóm lao động phổ thông được tiếp cận với nguồn tài chính hợp pháp và an toàn, chắc chắn tình trạng “tín dụng đen” sẽ được đẩy lùi.
Ông Phùng Anh Tuấn - CEO của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 chia sẻ: “Việc mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa CIMB Việt Nam và F88 nhằm mang đến một mô hình tài chính tiện ích, giúp nhóm khách hàng “dưới chuẩn” vượt qua khó khăn khi họ có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng tức thì, nhiều ưu đãi với thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả”.
Bước tiến của sự hợp tác giữa CIMB và F88 đã cụ thể hoá những mục tiêu đề ra lại lễ ký hợp tác chiến diễn ra tháng 12/2021. Giờ đây những khách hàng thu nhập thấp, không ổn định, dưới chuẩn ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động và dễ dàng lựa chọn cách tiếp cận nguồn vay vốn hợp pháp tại bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào với những sản phẩm cho vay tiêu dùng có mức lãi suất ưu đãi.