April 03, 2014 | 12:34 GMT+7

Cổ phần hóa: “Đã thấy ùn tắc rồi!”

Lê Hường

Trong hai năm 2014-2015, bình quân một ngày phải cổ phần hóa hơn một doanh nghiệp nhà nước

MobiFone là một trong những đơn vị được thị trường chờ đợi trong tiến trình IPO.<br>
MobiFone là một trong những đơn vị được thị trường chờ đợi trong tiến trình IPO.<br>
Tại hội nghị đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước khối doanh nghiệp trung ương đến năm 2015 do Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức ngày 2/4, ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp cho biết, trong 3 tháng qua, Ban đã thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) được 13 tổng công ty, thặng dư thu về 259 tỷ đồng.

Theo tính toán của ông Muôn, trong hai năm 2014-2015, bình quân một ngày phải cổ phần hóa hơn một doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, bình quân hai sở giao dịch chứng khoán phải đưa ra bán đấu giá mỗi ngày một đơn vị.

“Nếu không sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc. Và đã bắt đầu xuất hiện tình trạng ùn tắc rồi!”, ông Muôn nói.

Về việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông Muôn cho rằng vẫn còn một số khó khăn, đã có trường hợp đề nghị bán chứng khoán theo lô sẽ nhanh chóng hơn, trong khi theo quy định là phải bán đấu giá.

“Dù vẫn còn khó khăn nhưng vẫn phải tính toán để rút càng sớm càng tốt”, ông Muôn nói.

Trong khi đó, theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thoái vốn là điều cần thiết nhưng cần đặt tiêu chí thoái vốn với các tiêu thức cụ thể.

Theo đó, trong đầu tư ngoài ngành cần phân định là đầu tư tài chính với 5-10% cổ phần của một công ty hay đầu tư mang tính chất góp vốn để hình thành công ty. Đồng thời, việc đẩy mạnh thoái vốn cần được thực hiện song song với việc hình thành thị trường mua bán và sáp nhập (M&A).

Mặt khác, với Petrolimex, thời gian vừa qua, xăng dầu không lãi nhiều, 60% lợi nhuận không có từ xăng dầu.

Do đó, ông Bảo đề nghị, thoái vốn là cần thiết, nhưng cần xem xét cơ cấu của từng doanh nghiệp cần tiêu thức chung để đảm bảo hiệu quả khi thoái vốn và duy trì các hoạt động hiệu quả để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate