Sáng 11/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã khai mạc kỳ họp thứ tám, với sự tham dự của cả đại diện cử tri đến từ các địa phương trên địa bàn.
Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội do Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến trình bày, một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố năm 2013 đã không thể về đích theo nghị quyết của Hội đồng nhân thành phố.
Cụ thể, GDP tăng 8,1% so với năm 2012 (kế hoạch tăng 9,5-10%). Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 26.516,3 tỷ đồng (94,7% kế hoạch), giảm 13% so cùng kỳ 2012. Tổng thu ngân sách cũng không hoàn thành dự toán.
Chủ tịch Văn Hữu Chiến cũng cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có 12.531 doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 71.675 tỷ đồng. Dịch vụ tài chính – ngân hàng phát triển ổn định, nguồn vốn huy động năm 2013 ước đạt 55,5 nghìn tỷ đồng.
Với 2014, định hướng chung của Đà Nẵng là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2013, tiếp tục đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện “Năm doanh nghiệp”.
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được xác định là GDP tăng 9-9,5%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến 11.678 tỷ đồng, bằng 104,1% ước thực hiện năm 2013, tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 27.300 tỷ đồng…
Ngay tại phiên khai mạc, tâm tư của cử tri thành phố cũng đã được phản ánh. Theo đó, cử tri chưa thực sự yên tâm vì tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, hàng trăm doanh nghiệp bị phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, do thiếu vốn...
Đặc biệt, cử tri Đà Nẵng cho rằng cần kiểm tra giám sát vốn huy động và vốn cho vay của các ngân hàng trên địa bàn vì hiện vốn huy động tăng 12,76% nhưng thực tế tiền cho vay tăng chỉ có 1,26%. “Dư luận cho rằng có hay không hiện tượng lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng, trong khi đó các doanh nghiệp vẫn kêu khó khăn trong tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất”, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố cho biết.
Ngay sau khi tiếp nhận băn khoăn nói trên của cử tri, một vị đại biểu hội đồng nhân dân thành phố đã gửi văn bản chất vấn đề nghị Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Đà Nẵng giải trình và làm rõ ảnh hưởng của hai số liệu huy động và cho vay đối với việc phát triển kinh tế thành phố , sự ổn định và phát triển lành mạnh bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate