Để đạt được mục tiêu này, "đại gia" công nghệ Mỹ công bố lộ trình rõ ràng với hơn 170 quan hệ đối tác học thuật và công nghiệp mới. Nỗ lực này sẽ tận dụng các chương trình hiện có của IBM và các nền tảng xây dựng nghề nghiệp để mở rộng khả năng tiếp cận với giáo dục và các vai trò kỹ thuật theo yêu cầu.
LẤP ĐẦY CÁC KHOẢNG CÁCH VỀ KỸ NĂNG
Khó khăn mà các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới gặp phải trong việc tìm kiếm công nhân lành nghề đặt ra một rào cản đáng kể cho tăng trưởng kinh tế. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF, thu hẹp khoảng cách kỹ năng toàn cầu có thể tăng thêm 11,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào GDP toàn cầu vào năm 2028.
"Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao, trang bị kỹ năng nghề nghiệp và sẵn sàng cho Kỷ nguyên Công nghiệp 4.0".
Bà Phạm Thị Thu Diệp vào vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam.
Để giúp làm được như vậy, khu vực công và tư nhân cần hợp tác về giáo dục và đào tạo để giữ bắt kịp với nhu cầu thị trường, thay đổi nhân khẩu học và tiến bộ công nghệ.
“IBM cam kết cung cấp cho 30 triệu người các kỹ năng mới vào năm 2030. Điều này sẽ giúp dân chủ hóa cơ hội, lấp đầy khoảng cách kỹ năng ngày càng tăng và cung cấp cho các thế hệ lao động mới những công cụ họ cần để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và xã hội”, Arvind Krishna, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành IBM cho biết.
Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động đến nền kinh tế và lực lượng lao động của Việt Nam, các nhân viên trẻ ngày càng phải đối mặt với khó khăn trong việc bứt ra khỏi các công việc phi chính thức và không có bảo đảm.
Theo các nghiên cứu, khoảng 60% lao động trẻ từ 15-24 tuổi ở Việt Nam đang làm việc phi chính thức. Tuy nhiên, nhiều người trẻ vẫn chưa được đào tạo chính quy về kỹ thuật và chuyển giao các kỹ năng cần thiết để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
LỘ TRÌNH TRÊN TOÀN CẦU VÀ TẠI VIỆT NAM
Kế hoạch của IBM nhằm đào tạo 30 triệu người dựa vào danh mục chương trình rộng lớn của mình và bao gồm sự hợp tác với các cơ quan chức năng chính của Chính phủ, các trường đại học, tổ chức phi chính phủ (tập trung vào thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, trong số những người khác) và các công ty tư nhân trên toàn cầu.
IBM kỳ vọng sẽ thu hẹp khoảng cách về kỹ năng bằng cách hợp tác với một hệ sinh thái gồm các đối tác trong ngành, học viện và chính phủ để cung cấp các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật cho sinh viên và giáo viên.
“Cùng các đối tác trong nước, chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao, trang bị kỹ năng nghề nghiệp và sẵn sàng cho Kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 ”, bà Phạm Thị Thu Diệp vào vị trí Tổng Giám đốc của IBM Việt Nam cho biết.
Tại Việt Nam, IBM đã hợp tác với Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (HUST) để thúc đẩy các lộ trình học tập kỹ thuật số của IBM, bao gồm AI, đám mây và bảo mật trong các chương trình giảng dạy công nghệ thông tin - truyền thông hiện có của mình từ năm 2020.
IBM cũng hợp tác với các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương ở Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa để thúc đẩy sáng kiến giáo dục toàn cầu của IBM. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay, gần 3.000 học sinh từ 13 đến 15 tuổi đã đăng ký và hưởng lợi từ nền tảng này.