Sau khi thống nhất chương trình làm việc và nhiều nội dung quan trọng khác ở phiên họp trù bị hôm 20/1, Đại hội Đảng lần thứ 12 đã chính thức khai mạc vào 8h sáng nay (21/1).
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, ông Lê Hồng Anh cho biết 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên đã về dự đông đủ. Như VnEconomy đã đưa tin, tất cả các vị này đều đã được công nhận đủ tư cách đại biểu qua thẩm tra tại phiên họp trù bị.
5 năm qua, 5 năm tới
Tại đây, sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đọc báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 về các văn kiện Đại hội 12 của Đảng.
Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 được công bố xin ý kiến nhân dân nêu rõ, 5 năm qua nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoà bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoà bình, ổn định được giữ vững để phát triển đất nước.
Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được.
Nhìn lại 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Trung ương khái quát, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường.
Dự thảo báo cáo cũng nêu mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới. Đó là tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giữ gìn hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Sau khi nghe Tổng bí thư trình bày báo cáo, Đại hội sẽ nghe báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11.
Công tác nhân sự từ chiều 23/1
Theo chương trình đã được thông qua, từ chiều 23/1, Đại hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác nhân sự.
Theo chương trình đã được thông qua, từ chiều 23/1, Đại hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác nhân sự.
Cũng trong chiều 23/1, sau khi nghe báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá mới, Đại hội sẽ thảo luận và biểu quyết về số lượng Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.
Cả ngày hôm sau, các đoàn sẽ thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu, danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 và nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ về nhân sự.
Các đại biểu cũng sẽ ghi phiếu ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới.
Sáng 25/1, Đại hội vẫn làm việc tại đoàn. Sau khi Đoàn Chủ tịch thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương 12, đại biểu sẽ ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử (nếu có). Các trường hợp xin rút sẽ được Đoàn Chủ tịch họp để xem xét.
Buổi chiều cùng ngày, Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội về việc bầu cử và danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành nhiệm kỳ tới.
Sau đó, Đại hội thực hiện quy trình để biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút khỏi danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương 12 và bầu Ban Kiểm phiếu.
Ngày 26/1, buổi sáng, đại biểu nhận danh sách bầu cử chính thức và ghi phiếu bầu cử tại đoàn.
9h30, đại biểu sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương 12 tại hội trường. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào cuối chiều cùng ngày.
Thứ Tư, ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương 12 họp hội nghị lần thứ nhất, bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Kết quả bầu cử sẽ được công bố vào sang hôm sau, trong phiên bế mạc Đại hội 12.