Song song với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở hướng làm ăn ra bên ngoài lãnh thổ, với số lượng dự án cùng vốn đầu tư tăng dần từng năm.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại cả 5 châu lục. Nhưng phần lớn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung tại khu vực châu Á, trong đó đứng đầu là thị trường Lào với 123 dự án, chiếm gần 39% về số dự án và hơn 50% về vốn đầu tư.
Chuyển hướng
Tính đến hết tháng 7/2008, Việt Nam còn 317 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1 tỷ USD; quy mô vốn bình quân đạt 7,8 triệu USD/dự án. Dự báo trong giai đoạn 2008 - 2010, mỗi năm doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD ra nước ngoài.
Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các doanh nghiệp bươn trải, đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm tận dụng những lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, để nhắm tới mục tiêu đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước”.
Có thể nói, xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang khá sôi động, ngày càng có thêm doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ những dự án quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, trong đó phải kể đến dự án Thủy điện Xekaman 1 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD; dự án Thủy điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng vốn đầu tư 243 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào, tổng vốn đầu tư 142 triệu USD; dự án Trung tâm Thương mại Hà Nội - Matxcơva của Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Hà Nội -Matxcơva, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nếu so với vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay là hơn 130 tỷ USD thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.
Vướng mắc
Tại hội nghị về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 12/8, ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam cho biết nhiều khi cầm giấy phép đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp đã nhiều tuần, nhưng Petro Vietnam vẫn chưa thể trở thành nhà đầu tư vì... tiền vẫn còn nằm ở trong nước.
Ông giãi bày: “Petro Viet Nam cùng một công ty của Malaisia và một công ty của Indonesia đã ký xong một thoả thuận thăm dò, khai thác dầu khí tại Indonesia. Theo hợp đồng, các bên tham gia phải trả tiền để thực hiện dự án. Đến nay, mới chỉ có Malaysia đóng góp còn Petro Vietnam chịu vì chưa có giấy chứng nhận đầu tư nên không thể chuyển được tiền”.
Vướng mắc trong đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí, theo ông Hậu, là các văn bản pháp lý quy định đầu tư thường lạc hậu so với thực tế đầu tư, là sự phân cấp chưa rõ ràng, “nên cái gì cũng phải xin”. Đặc biệt trong đặc thù của ngành dầu khí phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng phải thực hiện cam kết ngay.
“Ký hợp đồng xong với nước chủ nhà tức là anh đã cam kết. Nhưng từ khi ký hợp đồng xong cho đến khi hoàn tất thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư phải cần đến 5-7 tháng”, ông Hậu nói.
Bà Nguyễn Hải Lý, Trưởng phòng Đầu tư của Viettel, một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu lo lắng: “Thời gian triển khai mạng của Viettel tại thị trường nước ngoài rất nhanh nhưng thời gian để làm thủ tục lại chậm. Theo nhẩm tính của tôi để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối”.
Các quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận hiện nay chúng ta chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và việc đầu tư này nhìn chung còn dựa trên mối quan hệ giữa các chính phủ hoặc các địa phương.
Theo ông Cao Viết Sinh, các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Hiện Chính phủ cũng đang đi đến thống nhất nội dung của hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với một số nước đã ký thoả thuận, đây sẽ là cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt tại cả 5 châu lục. Nhưng phần lớn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung tại khu vực châu Á, trong đó đứng đầu là thị trường Lào với 123 dự án, chiếm gần 39% về số dự án và hơn 50% về vốn đầu tư.
Chuyển hướng
Tính đến hết tháng 7/2008, Việt Nam còn 317 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 1 tỷ USD; quy mô vốn bình quân đạt 7,8 triệu USD/dự án. Dự báo trong giai đoạn 2008 - 2010, mỗi năm doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD ra nước ngoài.
Ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới. Các doanh nghiệp bươn trải, đầu tư ra nước ngoài cũng nhằm tận dụng những lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, để nhắm tới mục tiêu đẩy mạnh năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước”.
Có thể nói, xu hướng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang khá sôi động, ngày càng có thêm doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ những dự án quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, trong đó phải kể đến dự án Thủy điện Xekaman 1 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt- Lào, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD; dự án Thủy điện Xekaman 3 tại Lào của Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổng vốn đầu tư 243 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Mô của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Việt - Lào, tổng vốn đầu tư 142 triệu USD; dự án Trung tâm Thương mại Hà Nội - Matxcơva của Công ty Cổ phần Trung tâm Thương mại Hà Nội -Matxcơva, tổng vốn đầu tư 120 triệu USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nếu so với vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay là hơn 130 tỷ USD thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, chỉ bằng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.
Vướng mắc
Tại hội nghị về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 12/8, ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam cho biết nhiều khi cầm giấy phép đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp đã nhiều tuần, nhưng Petro Vietnam vẫn chưa thể trở thành nhà đầu tư vì... tiền vẫn còn nằm ở trong nước.
Ông giãi bày: “Petro Viet Nam cùng một công ty của Malaisia và một công ty của Indonesia đã ký xong một thoả thuận thăm dò, khai thác dầu khí tại Indonesia. Theo hợp đồng, các bên tham gia phải trả tiền để thực hiện dự án. Đến nay, mới chỉ có Malaysia đóng góp còn Petro Vietnam chịu vì chưa có giấy chứng nhận đầu tư nên không thể chuyển được tiền”.
Vướng mắc trong đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí, theo ông Hậu, là các văn bản pháp lý quy định đầu tư thường lạc hậu so với thực tế đầu tư, là sự phân cấp chưa rõ ràng, “nên cái gì cũng phải xin”. Đặc biệt trong đặc thù của ngành dầu khí phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng phải thực hiện cam kết ngay.
“Ký hợp đồng xong với nước chủ nhà tức là anh đã cam kết. Nhưng từ khi ký hợp đồng xong cho đến khi hoàn tất thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư phải cần đến 5-7 tháng”, ông Hậu nói.
Bà Nguyễn Hải Lý, Trưởng phòng Đầu tư của Viettel, một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu lo lắng: “Thời gian triển khai mạng của Viettel tại thị trường nước ngoài rất nhanh nhưng thời gian để làm thủ tục lại chậm. Theo nhẩm tính của tôi để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối”.
Các quan chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận hiện nay chúng ta chưa có được một kế hoạch tổng thể xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và việc đầu tư này nhìn chung còn dựa trên mối quan hệ giữa các chính phủ hoặc các địa phương.
Theo ông Cao Viết Sinh, các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính đối với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản thuận tiện, mở rộng hơn nữa các dự án thuộc diện đăng ký, giảm bớt sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Từng bước phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Hiện Chính phủ cũng đang đi đến thống nhất nội dung của hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với một số nước đã ký thoả thuận, đây sẽ là cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài.