June 20, 2023 | 09:42 GMT+7

Deepfake: Hữu ích hay hiểm họa của báo chí?

Nguyễn Hà

Công nghệ Deepfake đang phát triển nhanh chóng như một trong những mối đe dọa lớn. Ngành báo chí, nơi được coi là nền tảng của các xã hội khác nhau, cũng không tránh khỏi tác động...

Sự gia tăng của Deepfake đòi hỏi phải phát triển các công cụ và phương pháp mới để xác minh nội dung.
Sự gia tăng của Deepfake đòi hỏi phải phát triển các công cụ và phương pháp mới để xác minh nội dung.

Trong thời gian gần đây, Deepfake đang gây nhiều tranh cãi và được cho là nguyên nhân của việc lan truyền tin giả. Deepfake là sự kết hợp giữa thuật ngữ Deep Learning "học sâu" và fake "giả mạo". Công nghệ Deepfake có khả năng chế tạo ảnh, video và các loại phương tiện khác với độ chính xác chưa từng có, khiến người xem dễ dàng tin rằng chúng là thật. 

TÁC ĐỘNG CỦA DEEPFAKE ĐỐI VỚI BÁO CHÍ

Đầu năm nay, công nghệ Deepfake đã tạo ra hình ảnh Giáo hoàng Francis trong chiếc áo phao của Balenciaga đánh lừa hàng triệu người xem. Mặc dù những hình ảnh ấy trông y như một bức ảnh thật, nhưng chúng được tạo ra bởi một phần mềm có tên là Midjourney.

Đầu tiên là Deepfake đe dọa tính xác thực của thông tin, tin tức. Khi công nghệ Deepfake ngày càng tinh vi, việc phân biệt Deepfake với ảnh thật, video và clip âm thanh ngày càng trở nên khó khăn. Nội dung truyền thông được tạo ra bởi Deepfake có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch và tin tức giả mạo. 

Ngoài ra, khi Deepfake xuất hiện thì các nhà báo và biên tập viên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và xác minh rằng bất kỳ cảnh quay nào xuất hiện đều chưa được chỉnh sửa. Điều này có khả năng làm chậm quá trình báo cáo và xuất bản. Một số ấn phẩm, chẳng hạn như Tạp chí Phố Wall đã thành lập một đội đặc nhiệm nội bộ chuyên phát hiện các vụ sử dụng công nghệ Deepfake.

DEEPFAKE LÀ CON DAO HAI LƯỠI 

Bên cạnh những ảnh hưởng xấu, Deepfake có thể là một công cụ tăng cường sức mạnh báo chí.  Các nhà báo có thể sử dụng công nghệ Deepfake để tạo lại các sự kiện, mô phỏng các tình huống có thể xảy ra hoặc trực quan hóa các câu chuyện phức tạp một cách hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, những ứng dụng này phải được sử dụng một cách minh bạch và có hướng dẫn để ngăn chặn việc lạm dụng gây ra hiểu lầm. Ví dụ: sử dụng công nghệ Deepfake để tạo hoạt ảnh cho các nhân vật lịch sử, điều này khiến câu chuyện về các nhân vật này trở nên dễ hiểu và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, các nhà báo nhân quyền ẩn danh có thể chuyển sang sử dụng Deepfake để giúp đưa tin về vấn đề xảy ra trong khu vực của họ. Việc sử dụng các phương tiện tổng hợp như vậy có thể giúp các nhà báo ẩn danh bảo vệ quyền riêng tư của họ.

Sự gia tăng của Deepfake đòi hỏi phải phát triển các công cụ và phương pháp mới để xác minh nội dung. Các hệ thống AI được thiết kế để phát hiện Deepfake hiện đang nổi lên nhanh chóng. Các hệ thống này có thể mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn cho nhân viên trong các lĩnh vực như tiếp thị, CNTT và thiết kế đồ họa.

GIẢI PHÁP ĐỂ TRÁNH BỊ LỪA BỞI DEEPFAKE

Các tòa soạn và nhà báo có vai trò trong việc bảo vệ độc giả của họ khỏi thông tin sai lệch. Tuy nhiên, độc giả cũng cần đề phòng để ngăn mình trở thành nạn nhân của Deepfake.

Thứ nhất, không tin vào hoàn toàn những gì thấy trên mạng. Thật dễ dàng để tin vào mọi thứ đọc và thấy trên mạng. Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng của Deepfake trên mạng xã hội, độc giả nên có thái độ thận trọng khi xem nội dung trực tuyến. “Tin tặc” có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo AI tạo ra các cuộc tấn công tinh vi hơn.

Ngoài ra, trước khi chia sẻ bất cứ thông tin gì với người khác độc giả cần phải chắc chắn đây có phải sự thật hay không. Họ cần phải xem xét đây có phải là một nguồn đáng tin cậy. 

Thứ hai, xác minh bất kỳ nội dung nào nếu không chắc chắn. Trong nỗ lực giúp đỡ độc giả và bảo vệ họ khỏi rơi vào thông tin sai lệch, nhiều phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Twitter, cũng như các nền tảng tin tức, hiện giới thiệu các tính năng xác minh xem một bài đăng, Tweet hoặc bài báo đã được kiểm tra tính xác thực hay chưa.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực kiểm duyệt thì đôi khi các nội dung giả mạo vẫn có thể có thể lọt qua kẽ hở. Cuối cùng, độc giả có thể xem được một thông tin chưa được xác minh. Do đó, điều quan trọng là người đọc phải tự xác minh nội dung này một cách độc lập.

Ví dụ: một video hoặc hình ảnh đáng ngờ về một nhân vật chính trị được tung lên mạng xã hội. Trong trường hợp đó, độc giả có thể xác minh xem phương tiện truyền thông có thực sự chính hãng hay không. Họ cần tham khảo các trang web khác và xem liệu có các nguồn khác không. Người đọc cũng nên cố gắng tránh chia sẻ những nội dung mà họ không chắc chắn với người khác. Điều này sẽ giúp tránh khả năng chia sẻ tin giả và truyền bá thông tin sai lệch.

Cuối cùng, luôn cập nhật các loại Deepfake mới nhất. Deepfake, machine learning và AI ngày càng phát triển nhanh chóng, điều đó có nghĩa là sự phát triển diễn ra gần như hàng ngày. Do đó, việc cập nhật xu hướng mới nhất của Deepfake là cực kỳ quan trọng đối với công chúng. Phương tiện truyền thông xã hội có thể là một công cụ tuyệt vời khi cập nhật tin tức và xu hướng mới nhất của AI.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate