Năm vừa qua là một năm các công ty công nghệ lớn ở Mỹ phải chịu nhiều áp lực. Việc chỉ số USD tăng 8% trong suốt cả năm khiến doanh thu toàn cầu của nhiều công ty Mỹ giảm từ 6-8%. Đồng thời, giá điện tính theo CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) ở quốc gia này cũng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021, điều đó có nghĩa là các công ty công nghệ phải trả nhiều tiền hơn cho trung tâm dữ liệu của họ.
Tuy nhiên, điều này không làm doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của các công ty cung cấp dịch vụ đám mây giảm, báo cáo nộp lên vẫn cho thấy hiệu suất tăng trưởng và lợi nhuận cao. Ví dụ như, tổng doanh thu của Microsoft Cloud vào năm 2022 là 101,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Microsoft Cloud là 72%, cải thiện 1,7% so với 70,3% vào năm 2021. Microsoft Cloud được chia thành hai phần: Smart Cloud (đám mây, dịch vụ doanh nghiệp) có doanh thu 81,8 tỷ USD vào năm 2022, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2021, với tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 42%; năng suất và quy trình kinh doanh (phần mềm doanh nghiệp) có doanh thu hàng năm là 19,4 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021.
Hay với Amazon thì trong năm vừa qua, tổng doanh thu thu về là 80,1 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận hoạt động năm 2022 là 22,8 tỷ USD, với tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 28,7%.
Có thể nói, năm 2022 đã khiến khoảng cách giữa các công ty đám mây ở Trung Quốc và Mỹ càng ngày càng lớn. Năm 2021, doanh thu của Microsoft Cloud mới chỉ hơn Alibaba Cloud 6,6 lần, nhưng sang năm 2022, họ đã khiến con số ấy tăng lên 8,7 lần chỉ trong 3 quý đầu.
Lý do dẫn đến sự tăng trưởng cao là các nhà cung cấp đám mây của Mỹ đã hình thành ba đường cong tăng trưởng xoay vòng của "điện toán AI-phần mềm doanh nghiệp-đám mây". Như với Microsoft Cloud, tốc độ tăng trưởng doanh thu Azure trên đám mây công cộng của nó là khoảng 30--40%, tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh phần mềm là khoảng 50-60% và tốc độ tăng trưởng doanh thu điện toán AI vượt quá 100%.
Bên cạnh đó, để đạt được lợi nhuận cao, các nhà cung cấp điện toán đám mây của Mỹ đã và đang tối ưu hóa mô hình kinh doanh của họ bằng cách "giảm chi phí năng lượng tính toán-nâng cao hiệu quả tính toán". Bằng cách này, chip tự phát triển và lập lịch trình được tối ưu hóa. Tỷ suất lợi nhuận gộp của tài nguyên đám mây là khoảng 60% và tỷ suất lợi nhuận gộp của phần mềm là khoảng 80%. Do đó, phần mềm đã trở thành một nguồn quan trọng mang lại lợi nhuận cao cho các nhà cung cấp đám mây của Mỹ.
Với quy mô lớn mạnh, khả năng kiểm soát lợi nhuận và chi phí nhuần nhuyễn, các nhà cung cấp đám mây của Mỹ đang đưa trọng tâm cạnh tranh sang giai đoạn tiếp theo: Điện toán AI. Với nhu cầu ngày càng tăng về điện toán AI như học sâu và đào tạo mô hình, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây của quốc gia này đang triển khai sức mạnh điện toán AI trên quy mô lớn. Điện toán AI cần mua máy chủ GPU trên quy mô lớn và giá cao hơn gấp 10 lần so với máy chủ thông thường. Điều này có nghĩa là khoản đầu tư vào vòng cạnh tranh tiếp theo sẽ lớn hơn và các yêu cầu về khả năng kiểm soát quy mô, lợi nhuận và chi phí của các nhà cung cấp đám mây sẽ cao hơn.
Mặc dù cả ba gã khổng lồ về điện toán đám mây như Amazon AWS, Microsoft Cloud và Google Cloud đang phải đối mặt với những thách thức, nhưng họ đã hình thành một vòng tròn phát triển dựa trên tốc độ tăng trưởng cao và lợi nhuận cao. Đổi mới công nghệ sản phẩm tạo thành một hiệu ứng quy mô, do đó làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng và lợi nhuận được đầu tư vào một vòng đổi mới công nghệ sản phẩm mới. Dù chịu tác động của môi trường vĩ mô nhưng tăng trưởng vẫn ổn định. Ngược lại, khả năng chống lại biến động thị trường của các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc vẫn còn khá yếu..
Sự phân nhánh giữa các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu từ ba năm trước, khi các nhà cung cấp đám mây Internet thâm nhập thị trường chính phủ và doanh nghiệp trên quy mô lớn. Điều này được xác định bởi sự khác biệt trong nhu cầu thị trường, khác biệt trong mô hình nhu cầu khách hàng của hai bên, trong quá trình đáp ứng nhu cầu, các mô hình kỹ thuật cũng đang phân nhánh, bên cạnh những thay đổi về mô hình chính sách và pháp lý.
Một số nhà cung cấp đám mây Trung Quốc chia sẻ rằng, thật không dễ dàng bắt chước tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận cao của các nhà cung cấp đám mây Mỹ. Các công ty Trung Quốc phải tìm nhịp điệu của riêng họ trên con đường học hỏi. Vào năm 2022, để điều chỉnh những sai lệch, các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc đã áp dụng các chiến lược như tăng tỷ lệ sản phẩm tự phát triển và giảm hoạt động kinh doanh lại. Các chiến lược trên cho phép các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc giảm bớt tổn thất và tập trung vào định vị nền tảng. Tuy nhiên, so với các nhà cung cấp đám mây của Mỹ, những thách thức mới của Trung Quốc lại là: Đầu tư không đủ vào sức mạnh tính toán AI và hệ sinh thái phần mềm còn yếu. Nếu họ không thể đối mặt với khoản đầu tư cao trong giai đoạn tiếp theo, các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc có nguy cơ bị tụt lại phía sau.
Điện toán đám mây là mỏ vàng. Để thu được lợi nhuận cho vòng đầu tư công nghệ tiếp theo, các nhà cung cấp đám mây cần mua phần cứng, thuê bộ lưu trữ điện toán, mở rộng quy mô khách hàng và giảm chi phí cận biên. Các nhà cung cấp đám mây của Mỹ có cơ sở hạ tầng quy mô lớn và tập trung, với lợi ích kinh tế rõ ràng và dễ dàng giảm chi phí điện toán. Còn cốt lõi tăng trưởng hiện tại của các nhà cung cấp đám mây Trung Quốc là thị trường chính phủ và doanh nghiệp. Ngoài các đám mây công cộng, còn có các đám mây chuyên dụng cho các khu vực và ngành khác nhau, cũng như các đám mây riêng/kết hợp. Cơ sở hạ tầng tương đối nhỏ và phân tán, dẫn đến chi phí tính toán cao.
Ngành công nghiệp điện toán đám mây bắt nguồn từ thị trường Mỹ. Học cách quan sát Amazon, Microsoft và các nhà cung cấp đám mây khác của Mỹ là một bước quan trọng để các công ty Trung Quốc xác định vị trí và tìm ra con đường phát triển của riêng họ.