April 10, 2015 | 14:42 GMT+7

Điện toán đám mây lai: Công nghệ của tương lai?

PV

Điện toán đám mây lai: Công nghệ của tương lai? - Ảnh 1

Điện toán đám mây lai là gì? Khi một doanh nghiệp hay tổ chức triển khai cả đám mây cá nhân và những đám mây công cộng cho một ứng dụng công việc nhằm tối ưu hiệu quả của cả 2 dạng đám mây.  Ví dụ như trong bối cảnh dịch vụ đám mây bùng nổ như hiện nay, một tổ chức có thể xử lý những hoạt động công việc hàng ngày trên nền tảng một đám mây cá nhân. Nhưng khi khối lượng công việc bất ngờ tăng vọt, (trong giai đoạn cuối tài khoá, hay trong mùa nghỉ lễ) doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng năng lực của những đám mây công cộng để mở rộng, sau đó trả lại khi không cần nữa để công việc được liên tục, xuyên suốt mà không có sự cố.  Tương lai phát triển của điện toán đám mây lai Theo nghiên cứu của Oracle do IDG Connect tại Châu Âu và Trung Đông cho thấy, khi cân nhắc về việc mở rộng điện toán đám mây, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn triển khai đám mây lai. Cụ thể là dịch vụ đám mây lai được lựa chọn nhiều nhất với 36% các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sau đó là đám mây cá nhân 32% và cuối cùng là đám mây công cộng với 17%. Dịch vụ đám mây cá nhân đang phát triển nhanh chóng với 60 % các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đã thiết lập hệ thống điện toán đám mây tương đối hoàn thiện hoặc hoàn thiện. Con số này được kỳ vọng đạt 82% trong năm 2017. Các đối tượng tham gia nghiên cứu vẫn bày tỏ lo ngại về một số vấn đề xoay quanh ứng dụng điện toán đám mây cá nhân như: bảo mật dữ liệu – chiếm 55% doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, khả năng đồng bộ với hệ thống IT hiện hành chiếm 47%, năng lực ứng dụng của nhân viên - 25% và chi phí phần cứng - 44%. Sự hoàn thiện nhanh chóng của các “đám mây cá nhân” cho thấy các doanh nghiệp đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để ứng dụng điện toán đám mây thành công. Những yếu tố quyết định lần lượt là: Quản lý hiệu quả với 34% đồng ý từ các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, Chuẩn hóa hệ thống IT - 27%, sự ủng hộ từ lãnh đạo - 25% và khả năng quản trị thay đổi công nghệ - 17%. Trong điện toán đám mây cá nhân hiện nay “Phần mềm là dịch vụ” (SaaS) được đánh giá chiếm vị trí quan trọng nhất với 68% doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đồng ý, sau đó là “Cơ sở dữ liệu là dịch vụ” (DaaS) với 61% và “Nền tảng là dịch vụ” với 57%. Tuy nhiên, theo dự đoán, tình hình sẽ thay đổi trong vòng 2 năm tới khi DaaS – “Cơ sở dữ liệu là dịch vụ” 29% doanh nghiệp tham gia nghiên cứu đồng ý sẽ trở thành hình thức điện toán đám mây cá nhân chủ chốt, vượt trội hơn so với PaaS - 26% và SaaS - 23%. Tại Việt Nam, hiện tại mới chỉ sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Theo số liệu khảo sát  của hãng bảo mật Symantec cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng điện toán đám mây và cơ hội mà công nghệ mới này đem tới. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu. Các hãng cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam: Microsoft, Intel, FPT, Biaki, IBM,... Chắc chắn, trong tương lai không xa khi điện toán đám mây phát triển hơn nữa, điện toán đám mây lai cũng sẽ là một lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam.

Diệu Hương

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate