Trong số các thực thể tham gia thực thi quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì doanh nghiệp vừa là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, lại vừa là nạn nhân của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Việc ngăn ngừa xâm phạm là điều trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện, tiếp theo mới đến việc chống lại hành vi xâm phạm.
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện có khoảng hơn 30% doanh nghiệp Việt Nam đã và đang là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trở thành chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tăng mạnh thông qua việc đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ ngày một tăng (trung bình hàng năm tăng 20%).
Tuy vậy, theo ông Lê Tất Chiến, chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ, nếu chỉ đăng ký bảo hộ mà không đưa các đối tượng sở hữu trí tuệ vào thực thi trong cuộc sống, đồng thời không có các biện pháp chống lại các hành vi xâm phạm quyền nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thì việc đăng ký được xem như không có hiệu quả.
Vậy doanh nghiệp phải làm gì và bằng cách nào để thực thi tốt nhất quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Biện pháp ngăn ngừa và chống xâm phạm
Bản chất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trước tiên thuộc về trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp (Quyền tự bảo vệ-Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ) mà không nên chỉ trông chờ, ỷ lại vào việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thế giới cho thấy, ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dựng các đối tượng sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng đó trước khi đăng ký. Theo ông Chiến có thể bảo vệ dưới hình thức “khoá mã” (nếu là sáng chế), hay các kỹ nghệ chống sao chép (nếu là nhãn hiệu hay kiểu dáng).
Ông Chiến giải thích: “Vì khi đã đăng ký thì phải công bố đối tượng đó cho công chúng biết, khi ấy việc sao chép rất dễ xảy ra nếu doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp công nghệ chống sao chép. Ngay cả khi đối tượng đã đăng ký, doanh nghiệp cũng cần “cài khoá” theo các đời sản phẩm có chứa đối tượng sở hữu trí tuệ. Ví như nếu sản phẩm là chai thì hình dáng nút chai có thể thay đổi theo năm sản xuất mà kẻ ăn cắp không bắt kịp với việc thay đổi đó...”.
Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xảy ra, theo Cục sở hữu trí tuệ, trước khi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay toà án xử lý, các doanh nghiệp nên thông báo cho người xâm phạm biết về sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của mình. Sau đó yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại.
Để làm được việc này, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, phát hiện hành vi xâm phạm thông qua mạng lưới kiểm soát của doanh nghiệp hoặc dựa vào cộng đồng dân cư, người tiêu dùng.
Ông Chiến nói: “Có thể hành vi xâm phạm là vô ý do người xâm phạm không biết sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hoặc nếu hành vi xâm phạm là cố ý thì cố gắng hoà giải vì kiện tụng là tốn kém về tiền bạc và thời gian. Để hạn chế những hành vi xâm phạm do vô ý, doanh nghiệp cần chủ động thông tin rộng rãi sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các hình thức công bố khác”.
Bên cạnh đó, theo ông Chiến, doanh nghiệp cũng nên tận dụng các hình thức như triển lãm, hội nghị khách hàng, phổ biến kiến thức... hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp để việc phòng và chống hành vi xâm phạm quyền được thực hiện ngay từ chính người tiêu dùng.
Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hình thức này, như Unilever, Honda, Thức ăn chăn nuôi Con heo vàng, Mỹ phẩm Sài Gòn...
Hành xử với vi phạm sở hữu trí tuệ
Khi các biện pháp trên không hiệu quả thì việc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay toà án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết. Tuy vậy, để việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền hay toà án theo đúng pháp luật và có kết quả như mong muốn, thì việc doanh nghiệp cung cấp các chứng cứ cho các cơ quan này là hết sức quan trọng.
Các chứng cứ có thể là sản phẩm xâm phạm, công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi xâm phạm... cần phải được phát hiện, thu thập kịp thời và bảo vệ nhằm chống tẩu tán, phi tang hay các hành vi xấu khác.
Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan có thẩm quyền hay toà án có thể có lợi hoặc đi ngược lại quyền lợi của doanh nghiệp do việc đánh giá hành vi xâm phạm quyền của doanh nghiệp là thiếu căn cứ trên cơ sở yêu cầu xử lý hoặc khởi kiện không đúng.
Ông Chiến gợi ý: “Để tránh hoặc hạn chế các trường hợp yêu cầu xử lý sai hay thiếu căn cứ, doanh nghiệp cần thực hiện yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ trước khi gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hay khởi kiện ra toà án. Việc này có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ giám định giữa doanh nghiệp với tổ chức giám định hay giám định viên theo quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006”.
Theo ông Chiến trong 3 biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (dân sự, hành chính và hình sự), doanh nghiệp nên quan tâm trước tiên đến biện pháp dân sự.
Ông khẳng định: “Bởi vì, chỉ có biện pháp dân sự mới có cơ chế bồi thường thiệt hại. Và chỉ thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại doanh nghiệp mới dành lại những tổn thất về vật chất do hành vi xâm phạm gây nên. Trong khi đó, biện pháp hành chính và hình sự thể hiện tính trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật. Kể cả trong những trường hợp hai biện pháp này có áp dụng hình thức phạt tiền, thì số tiền đó cũng là để thu về cho Nhà nước chứ doanh nghiệp không được bồi hoàn từ số tiền phạt đó”.
Khi thực hiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền, doanh nghiệp có thể đề nghị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý xâm phạm. Trong trường hợp cần ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm, doanh nghiệp có thể đề nghị xử lý hành chính, sau đó (hoặc đồng thời) khởi kiện ra toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu đề nghị xử lý hành chính thì không nên cùng một lúc gửi đơn đề nghị đến nhiều cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm hoặc giải quyết không thống nhất dẫn đến hiệu quả giải quyết không cao.
Việc ngăn ngừa xâm phạm là điều trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện, tiếp theo mới đến việc chống lại hành vi xâm phạm.
Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện có khoảng hơn 30% doanh nghiệp Việt Nam đã và đang là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trở thành chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tăng mạnh thông qua việc đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ ngày một tăng (trung bình hàng năm tăng 20%).
Tuy vậy, theo ông Lê Tất Chiến, chuyên viên Cục sở hữu trí tuệ, nếu chỉ đăng ký bảo hộ mà không đưa các đối tượng sở hữu trí tuệ vào thực thi trong cuộc sống, đồng thời không có các biện pháp chống lại các hành vi xâm phạm quyền nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thì việc đăng ký được xem như không có hiệu quả.
Vậy doanh nghiệp phải làm gì và bằng cách nào để thực thi tốt nhất quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Biện pháp ngăn ngừa và chống xâm phạm
Bản chất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trước tiên thuộc về trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp (Quyền tự bảo vệ-Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ) mà không nên chỉ trông chờ, ỷ lại vào việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thế giới cho thấy, ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế và tạo dựng các đối tượng sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng đó trước khi đăng ký. Theo ông Chiến có thể bảo vệ dưới hình thức “khoá mã” (nếu là sáng chế), hay các kỹ nghệ chống sao chép (nếu là nhãn hiệu hay kiểu dáng).
Ông Chiến giải thích: “Vì khi đã đăng ký thì phải công bố đối tượng đó cho công chúng biết, khi ấy việc sao chép rất dễ xảy ra nếu doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp công nghệ chống sao chép. Ngay cả khi đối tượng đã đăng ký, doanh nghiệp cũng cần “cài khoá” theo các đời sản phẩm có chứa đối tượng sở hữu trí tuệ. Ví như nếu sản phẩm là chai thì hình dáng nút chai có thể thay đổi theo năm sản xuất mà kẻ ăn cắp không bắt kịp với việc thay đổi đó...”.
Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xảy ra, theo Cục sở hữu trí tuệ, trước khi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay toà án xử lý, các doanh nghiệp nên thông báo cho người xâm phạm biết về sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của mình. Sau đó yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại.
Để làm được việc này, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi, phát hiện hành vi xâm phạm thông qua mạng lưới kiểm soát của doanh nghiệp hoặc dựa vào cộng đồng dân cư, người tiêu dùng.
Ông Chiến nói: “Có thể hành vi xâm phạm là vô ý do người xâm phạm không biết sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp hoặc nếu hành vi xâm phạm là cố ý thì cố gắng hoà giải vì kiện tụng là tốn kém về tiền bạc và thời gian. Để hạn chế những hành vi xâm phạm do vô ý, doanh nghiệp cần chủ động thông tin rộng rãi sự tồn tại quyền sở hữu trí tuệ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các hình thức công bố khác”.
Bên cạnh đó, theo ông Chiến, doanh nghiệp cũng nên tận dụng các hình thức như triển lãm, hội nghị khách hàng, phổ biến kiến thức... hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp để việc phòng và chống hành vi xâm phạm quyền được thực hiện ngay từ chính người tiêu dùng.
Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp đã làm tốt hình thức này, như Unilever, Honda, Thức ăn chăn nuôi Con heo vàng, Mỹ phẩm Sài Gòn...
Hành xử với vi phạm sở hữu trí tuệ
Khi các biện pháp trên không hiệu quả thì việc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hay toà án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết. Tuy vậy, để việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền hay toà án theo đúng pháp luật và có kết quả như mong muốn, thì việc doanh nghiệp cung cấp các chứng cứ cho các cơ quan này là hết sức quan trọng.
Các chứng cứ có thể là sản phẩm xâm phạm, công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi xâm phạm... cần phải được phát hiện, thu thập kịp thời và bảo vệ nhằm chống tẩu tán, phi tang hay các hành vi xấu khác.
Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan có thẩm quyền hay toà án có thể có lợi hoặc đi ngược lại quyền lợi của doanh nghiệp do việc đánh giá hành vi xâm phạm quyền của doanh nghiệp là thiếu căn cứ trên cơ sở yêu cầu xử lý hoặc khởi kiện không đúng.
Ông Chiến gợi ý: “Để tránh hoặc hạn chế các trường hợp yêu cầu xử lý sai hay thiếu căn cứ, doanh nghiệp cần thực hiện yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ trước khi gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hay khởi kiện ra toà án. Việc này có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ giám định giữa doanh nghiệp với tổ chức giám định hay giám định viên theo quy định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006”.
Theo ông Chiến trong 3 biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (dân sự, hành chính và hình sự), doanh nghiệp nên quan tâm trước tiên đến biện pháp dân sự.
Ông khẳng định: “Bởi vì, chỉ có biện pháp dân sự mới có cơ chế bồi thường thiệt hại. Và chỉ thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại doanh nghiệp mới dành lại những tổn thất về vật chất do hành vi xâm phạm gây nên. Trong khi đó, biện pháp hành chính và hình sự thể hiện tính trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật. Kể cả trong những trường hợp hai biện pháp này có áp dụng hình thức phạt tiền, thì số tiền đó cũng là để thu về cho Nhà nước chứ doanh nghiệp không được bồi hoàn từ số tiền phạt đó”.
Khi thực hiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền, doanh nghiệp có thể đề nghị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý xâm phạm. Trong trường hợp cần ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm, doanh nghiệp có thể đề nghị xử lý hành chính, sau đó (hoặc đồng thời) khởi kiện ra toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu đề nghị xử lý hành chính thì không nên cùng một lúc gửi đơn đề nghị đến nhiều cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm hoặc giải quyết không thống nhất dẫn đến hiệu quả giải quyết không cao.