April 26, 2024 | 14:35 GMT+7

“Đòn bẩy” livestream thương mại điện tử giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kép về doanh thu và đóng góp xã hội

Tuấn Sơn -

Hợp tác cùng sàn thương mại điện tử và tận dụng sức mạnh của Shopee Live trong khuôn khổ dự án “Tôn vinh Nông sản Việt”, tổng doanh thu của FoodMap năm 2023 tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ 2022, tiền đề giúp doanh nghiệp tạo ra những đóng góp thiết thực cho nông nghiệp Việt…

Dự án đã giới thiệu hàng chục sản phẩm trái cây, nông đặc sản chất lượng của hơn 10 tỉnh thành từ Bắc chí Nam như Bắc Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Lâm Đồng,…
Dự án đã giới thiệu hàng chục sản phẩm trái cây, nông đặc sản chất lượng của hơn 10 tỉnh thành từ Bắc chí Nam như Bắc Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Lâm Đồng,…

Khởi động từ tháng 4/2023, dự án “Tôn vinh Nông sản Việt” đánh dấu màn hợp tác đầu tiên của Shopee, ShopeeFood và FoodMap - đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm từ nông nghiệp. Dự án xoay quanh ba hoạt động chính gồm hỗ trợ nông dân bảo tồn cây bản địa, giới thiệu nông sản Việt chất lượng từ vườn đến người dùng cuối với giá cả hợp lý, và ý nghĩa hơn là trích một phần lợi nhuận để giúp nhà vườn cải thiện quy trình sản xuất đạt chuẩn VietGAP, hướng đến nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam và cải thiện sinh kế dài lâu cho nông hộ.

THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CẢI THIỆN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Xuyên suốt năm 2023, dự án “Tôn vinh Nông sản Việt” đã tạo ra những đóng góp thiết thực, hướng đến cải thiện quy trình sản xuất và gia tăng sinh kế cho người nông dân. FoodMap là đơn vị trực tiếp hỗ trợ các nhà vườn chuẩn hóa quy trình trồng trọt, áp dụng công nghệ để canh tác, và phân phối trên kênh thương mại điện tử. Trong khi Shopee đóng vai trò hỗ trợ truyền thông giúp đẩy mạnh đầu ra, hướng tới mục tiêu sinh lời hiệu quả và dùng chính nguồn tiền này để tạo ra vòng tuần hoàn của nông nghiệp bền vững.

Ở giai đoạn đầu dự án, FoodMap tích cực hỗ trợ các HTX bảo tồn các sản phẩm xoài cổ Khánh Hòa đang đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp diện tích canh tác, đảm bảo đầu ra giúp nông dân yên tâm trồng trọt.

Từ khi triển khai đến đầu tháng 3 năm nay, FoodMap còn tổ chức các hoạt động tư vấn, đào tạo và hỗ trợ nhà vườn làm việc với đơn vị kiểm nghiệm. Trong giai đoạn cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.2024, FoodMap và Shopee đã trực tiếp đến trao chứng nhận VietGAP cho tổng cộng 10 nhà vườn tại nhiều tỉnh thành gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa, Bắc Giang, Bình Phước, Sơn La,...

Bác Bảy Chơn, chủ vườn xoài cho biết: “Trồng xoài theo quy trình VietGAP giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, mà giá xoài bán được cũng cao hơn khoảng 5 - 10% tùy thời điểm. Thậm chí được bao tiêu vườn trước vì cam kết được chất lượng, không sợ cảnh được mùa mất giá như xưa."

Vừa qua, FoodMap cũng đã trực tiếp trao chứng nhận VietGAP cho vườn vải và ổi rộng 14,2 ha của chị Nguyễn Minh Thùy thuộc HTX Lục Ngạn Xanh, tiến tới làm việc cùng vườn cà phê rộng 5 ha của anh Nguyễn Đại Dương, vườn mận hậu của anh Nguyễn Xuân Văn thuộc HTX Nông Sản Sạch Mộc Châu.

"Quy trình canh tác của các vườn đã được cải thiện đáng kể, giúp cây sinh trưởng cân đối hơn, tăng năng suất cũng như cải thiện chất lượng quả sau thu hoạch. Ngoài ra, chứng nhận VietGAP cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, không chỉ có nhiều đơn hàng hơn mà các chuỗi cửa hàng lớn còn chủ động đến tận vườn để ký hợp đồng cung cấp dài hạn”, chị Thùy cho biết.

KẾT QUẢ ẤN TƯỢNG “BƯỚC ĐỆM” MANG TÊN LIVESTREAM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Với vai trò đối tác chiến lược của dự án “Tôn vinh Nông sản Việt”, FoodMap được Shopee hậu thuẫn tối đa để quảng bá các sản phẩm nông đặc sản Việt, đặc biệt là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, VietGAP đến người dùng thương mại điện tử thông qua hình thức bán hàng xu hướng livestream trên Shopee Live.

Doanh nghiệp được tạo điều kiện kết hợp với hơn 20 KOL (người có sức ảnh hưởng) tên tuổi để thực hiện livestream tại studio, tổ chức được nhiều hoạt động đi thăm kho phân phối, tìm hiểu khâu thu hoạch ngay tại vườn và cùng lan tỏa rộng rãi trên báo chí lẫn mạng xã hội. Điều này tạo ra hiệu quả quảng bá và kích cầu mua sắm nông sản Việt theo cách gần gũi, tiếp cận được đông đảo khách hàng, đặc biệt là nhóm người dùng trẻ quen thuộc với công nghệ.

Shopee hỗ trợ FoodMap kết nối với KOL Hana Ban Mê và thực hiện livestream ngay tại vườn bơ Đắk Lắk, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hơn 200kg bơ booth chỉ sau 1 tiếng phát sóng.
Shopee hỗ trợ FoodMap kết nối với KOL Hana Ban Mê và thực hiện livestream ngay tại vườn bơ Đắk Lắk, giúp doanh nghiệp tiêu thụ hơn 200kg bơ booth chỉ sau 1 tiếng phát sóng.

Đầu năm 2024, FoodMap cũng được sàn lựa chọn tham gia chuỗi livestream “Cuộc đua bán nông sản Tết Việt" cùng với nhiều nhà phân phối nông đặc sản uy tín trên khắp cả nước. Kết quả sau phiên live vào ngày 15.1, doanh thu của đơn vị đã tăng trưởng ấn tượng gấp 10 lần so với ngày thường.

Đặc biệt, xuyên suốt các phiên livestream của FoodMap, Shopee là đơn vị đứng ra bảo trợ truyền thông và hỗ trợ toàn bộ các gói ưu đãi kích cầu như voucher giảm giá, freeship, xu thưởng, flash sale, đấu giá…bên cạnh ưu đãi mà nhà bán hàng đưa ra, một phương thức hữu hiệu để giữ chân người xem ở lại livestream lâu hơn và giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Một phiên livestream của FoodMap cùng KOL ngay tại vườn hồng treo gió Đà Lạt.
Một phiên livestream của FoodMap cùng KOL ngay tại vườn hồng treo gió Đà Lạt.

Chính những hoạt động quảng bá và kích cầu mua sắm sản phẩm nông sản này đã góp phần tích cực vào kết quả kinh doanh của FoodMap trong năm 2023, đẩy tổng doanh thu của đơn vị tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Có thể nói, những kết quả doanh số ấn tượng và sự ghi nhận từ chính các chủ vườn là tín hiệu tích cực để khích lệ nhiều doanh nghiệp truyền thống đầu tư chỉn chu hơn vào hình thức livestream bán nông sản trên Shopee Live, đồng thời là tiền đề để Shopee mở rộng phạm vi triển khai dự án trong năm 2024, tiếp tục tôn vinh giá trị và quảng bá rộng rãi các sản vật phong phú của Việt Nam đến đông đảo người dùng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate