July 21, 2022 | 07:47 GMT+7

Động lực xanh hóa cho chuỗi cung ứng dệt may

Tuấn Sơn -

Trong bối cảnh ngành Dệt May và Thời Trang Việt Nam còn chưa tìm được lời giải cho bài toán Tự chủ nguồn nguyên liệu, tiến tới Xanh hóa chuỗi cung ứng từ Sản xuất tới Sử dụng, nền kinh tế đang cần động lực mạnh mẽ để phục hồi sau đại dịch Covid 19...

Hội thảo Dệt may cải tiến hậu Covid ngày 22/7/2022 với mục tiêu góp thêm những giải pháp thực tế, hữu hiệu sẽ được tổ chức trong không gian ấm cúng và trang trọng tại tòa nhà Amanaki, số 10 Nguyễn Đăng Giai, Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM

Các diễn giả tham gia chia sẻ sẽ mang tới những góc nhìn đa chiều cũng như vấn đề cấp thiết của từng mắt xích trong chuỗi cung ứng đối với xu hướng phát triển xanh bền vững.

Các phần nội dung xoay quanh những vấn đề trọng yếu đang cản trở sự phát triển bền vững của ngành dệt may, và xác định hướng đi để các sản phẩm "Made in Việt Nam" tự tin đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thế giới cũng như tiếp cận được rộng rãi tới người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn không chỉ về kiểu dáng mà còn cả khả năng tích hợp thêm các yếu tố bảo vệ sức khỏe và trách nhiệm với môi trường sống.

Và “Xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp dệt bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn. Trong đó có công ty vải sợi Bảo Lân và sản phẩm Sợi Bamboo Biocell.

Công ty vải sợi Bảo Lân đã có hơn 11 năm hoạt động trong lĩnh vực dệt may với triết lý kinh doanh bền vững, trân trọng sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên thông qua những sản phẩm Xanh. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp khởi xướng mô hình kinh doanh cống hiến và san sẻ: Thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may, mang lại giá trị cho khách hàng, cân bằng được lợi ích cho xã hội và môi trường.

Vải được dệt từ sợi Bamboo mềm, mịn, kháng tia UV, có tính ứng dụng cao.
Vải được dệt từ sợi Bamboo mềm, mịn, kháng tia UV, có tính ứng dụng cao.

Năm 2012, Green Yarn - thương hiệu đầu tiên của Bảo Lân ra đời với sứ mệnh tập trung tìm nguồn, nghiên cứu, phát triển, phân phối sợi xu hướng xanh và tính năng để mang tới thêm nhiều lợi thế cho các nhà máy Việt Nam. Sản phẩm nổi bật của Green Yarn là các loại sợi xanh và có tính năng đạt chuẩn GRS (Global Recycle Standard), GOTS (Global Organic Textile Standard) gồm Recycle Poly và Mélange.

Năm 2019, Bảo Lân ra mắt thương hiệu W.ELL FABRIC - chuyên nghiên cứu, sản xuất các loại vải xu hướng xanh có nguồn gốc tự nhiên như cotton hữu cơ, cà phê, tre… và có thêm các tính năng bảo vệ, mang tới cho thị trường may mặc Việt Nam những lựa chọn mới, phong phú về chủng loại, đa dạng, đa năng và dễ dàng tiếp cận, hữu ích cho người tiêu dùng.

Thời trang giờ đây không chỉ là khái niệm gắn liền với yếu tố thẩm mỹ mà còn song hành tính năng bảo vệ con người và giảm thiểu tác hại lên môi trường. Đó chính là lý do khiến chúng tôi cho ra đời các loại vải Eco có khả năng chống tia UV với UPF lên tới 50+, kháng côn trùng, kháng mùi, làm mát, chống bụi mịn…

Sợi Bamboo Melange bền màu và tạo nên các hiệu ứng màu sắc trên vải.
Sợi Bamboo Melange bền màu và tạo nên các hiệu ứng màu sắc trên vải.

Sợi BambooBiocell là thành quả sau gần 2 năm tìm kiếm, chọn lọc và thử nghiệm. Sản phẩm đã được Bảo Lân “trao ấn” tiên phong cho thế hệ những sản phẩm "Made in Việt Nam" không chỉ đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng của thế giới về may mặc bền vững (GRS, GOTS…), mà còn góp phần tạo dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu mới (tự chủ và minh bạch nguồn gốc), đại diện cho tính Hài hòa Sinh Thái (Ecological) và Hiệu quả Kinh tế (Economical).

Sợi BambooBiocell của Green Yarn được phát triển trên nền nguyên liệu tơ tre cực giàu cellulose (có thể đạt tới 46% - 52%): Bambusa, Cizhu, Longzhu, Huangzhu…, là những loài tre sinh trưởng tốt trong điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ở độ cao 600-1000 mét, nhiệt độ trung bình 15.5°C, độ ẩm tương đối 83%, nơi đây không chỉ nổi tiếng với rừng tre sinh thái lâu đời lớn nhất thế giới, mà còn là địa danh cung ứng sản lượng tơ tre dồi dào hàm lượng cellulose hàng đầu cho ngành dệt may toàn cầu.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate