Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 3/2025 tại 1.249,59 điểm, tăng 18,6 điểm tương đương tăng 1,5% so với tuần trước đó, với giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ tính khớp lệnh giảm 14% về 8.489 tỷ đồng, tiệm cận vùng đáy của giai đoạn 2022 đến nay.
Thanh khoản giảm mạnh ở các ngành chủ chốt, ngoại trừ nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công, xây dựng. Đây là một trong những nhóm cổ phiếu có mức tăng điểm vượt trội so với thị trường chung. Cụ thể, HHV, CTD, VCG được hỗ trợ bởi lực mua ròng tích cực của tổ chức trong nước trong khi FCN được cá nhân mua ròng mạnh.
Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4686.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 2593.2 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Truyền thông, Y tế. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: KBC, HDB, VGC, YEG, PVT, VCG, GEX, TNH, DBC, HHV.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, STB, SSI, CTG, VCB, DGC, VPB, MWG, VRE.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 3344.0 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 2075.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, STB, CTG, SSI, NAB, VPB, MWG, HPG, VRE, MSN.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Xây dựng và Vật liệu, Dầu khí. Top bán ròng có: KBC, MBB, VGC, HDB, CTD, PLX, TCB, PC1, DXG.
Tự doanh mua ròng 118.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 220.6 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 8/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm MBB, VCI, PC1, SSI, FPT, VPB, HCM, REE, MWG, E1VFVN30.
Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm STB, VHM, CTG, TCB, VNM, HDB, VCB, VIC, MSN, FUEVFVND.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 1224.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 738.2 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính Top bán ròng có NAB, ACB, VPB, DBC, MWG, VRE, HCM, SSI, VDS, MSN.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VCB, KBC, TCB, CTD, HPG, PLX, STB, FPT, FUEVFVND, BVH.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở Ngân hàng, Hóa chất, Bán lẻ, Nuôi trồng nông & hải sản, Thiết bị & Dịch vụ Dầu khí, Vật liệu xây dựng, Chuyển phát nhanh, Dệt may, Điện trong khi tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng, CNTT, Thép, Sản xuất Dầu khí.
Nhìn theo khung tuần, thanh khoản giảm ở cả 3 nhóm vốn hóa, nhưng tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30.
Trong tuần 3/2025, giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ tính khớp lệnh giảm 609 tỷ đồng tương đương giảm 13,6% ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và vừa VNMID trong khi giảm 457 tỷ đồng, -12,5% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và -140 tỷ đồng/-11,3% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Xét theo tỷ lệ phân bổ, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hóa lớn VN30 với tỷ trọng đạt 48,2%, cải thiện so với tuần trước (44,2%). Trong khi đó, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm về mức 36,9% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 11,2% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Về biến động giá, chỉ số VNSML tăng mạnh nhất (sau khi giảm mạnh nhất trong tuần trước), tăng +2,7%, tiếp đến là nhóm VNMID (+2,5%) và VN30 (+1,5%).