Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch vừa qua tại 1.285,46 điểm, giảm nhẹ 2,93 điểm tương đương -0,23% so với cuối tuần trước đó với thanh khoản chưa cải thiện.
Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên tính trên cả 3 sàn trong tuần qua đạt 17.646 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 15.345 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,4% so với tuần trước và -3,4% so với trung bình 5 tuần gần nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2082.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1907.3 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Y tế, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, MSN, TCB, TPB, MWG, DGC, BMP, NTL, HSG, TCH.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, HDB, MSB, DBC, VNM, HCM, GMD, SSI, KDH.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 2831.1 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 3357.1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, HDB, VIB, MWG, TCB, NLG, MSB, VIX, VNM, DBC.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 5/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Tài nguyên Cơ bản, Bảo hiểm. Top bán ròng có: EIB, VPB, MSN, HPG, NTL, HAH, DXG, SZC, ANV.
Tự doanh mua ròng 720.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 211.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm VPB, VNM, HAH, NTL, PNJ, STB, FUEVFVND, PET, YEG, BVH.
Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VIB, FPT, TCB, MWG, MBB, HDB, CTG, ACB, VCB, SHB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 1468.5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 1238.5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 14/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có STB, MWG, TCB, VIB, VHM, NLG, VIX, VNM, POW, GVR.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng có EIB, HPG, VPB, SZC, TCH, DBC, HAH, KDH, DXG, ANV.
Tỷ trọng dòng tiền vào Ngân hàng tăng trở lại trong khi giảm ở hầu hết các ngành chủ chốt khác, bao gồm Chứng khoán, Thép, Thực phẩm. Với Bất động sản, tỷ trọng dòng tiền hồi phục từ đáy 10 tuần.
Trong tuần qua, Ngân hàng hút dòng tiền từ các ngành khác, thể hiện qua tỷ trọng phân bổ dòng tiền vào Ngân hàng đạt 29,3% xét theo khung tuần - tương đương gần 1/3 thanh khoản toàn thị trường chỉ tính khớp lệnh trên HOSE, HNX và UPCOM.
Đây là tỷ trọng cao nhất trong 3 tuần ở ngành Ngân hàng, tuy nhiên sự cải thiện mạnh về dòng tiền chưa thể tạo ra sự bứt phá về giá cho cổ phiếu Ngân hàng tuần vừa qua. Chỉ số giá Ngân hàng tăng +0,56%, thấp hơn mức tăng của Thực phẩm (+1,32%) và Bán lẻ (+0,98%) cho dù tỷ trọng dòng tiền giảm ở 2 ngành này.
Với Bất động sản, tỷ trọng dòng tiền hồi phục từ đáy 10 tuần và giá tăng vừa phải (+0,2%).
Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng dòng tiền tăng vào nhóm vốn hóa vừa VNMID trong khi giảm vào nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.
Trong tuần qua, dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hóa lớn VN30, nhưng tỷ trọng giảm về 51% từ mức 54,9% của tuần 41. Nhóm vốn hóa nhỏ VNSML cũng giảm từ 9% về 8,2%. Ngược lại, nhóm vốn hóa vừa ghi nhận tỷ trọng tăng trở lại, đạt 38,6% (so với 34% trong tuần trước).
Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, lần lượt -528 tỷ đồng (-6,8%) và -105 tỷ đồng (-8,3%), trong khi tăng +591 tỷ đồng (+12,3%) ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.
Về biến động giá, chỉ số VN30 gần như đi ngang với mức tăng không đáng kể (+0,01%). Ngược lại, chỉ số VNMID giảm mạnh -1,45% trong khi VNSML giảm ít hơn (-0,69%).