Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn, nắm giữ từ 5% trở lên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (mã STB-HOSE).
Cụ thể, nhóm quỹ Dragon Capital do bà Trương Ngọc Phương là đại diện - trong đó, Vietnam Enterprise Investment Limited công bố đã mua 1,25 triệu cổ phiếu STB, nâng tỷ lệ sở hữu từ 93,969 triệu cổ phiếu, chiếm 4,9845% lên 95,2 triệu cổ phiếu, chiếm 5,05% vốn tại STB.
Các thành viên nhóm quỹ Dragon Capital gồm: Amersham Indestries Limited nắm giữ 15.935.000 cp, chiếm 0,8453%, CTBC Vietnam Equity Fund nắm giữ 13.500.000 cổ phiếu, chiếm 0,7161%, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company nắm giữ 5.250.000 cổ phiếu, chiếm 0,2785%; Grinling Interntaional Limited nắm giữ 3.500.000 cổ phiếu, chiếm 0,1957%, Hanoi Investments Holdings Limited nắm giữ 10.100.000 cổ phiếu, chiếm 0,5357%, KB Vietnam Focus Balanced Fund nắm giữ 600.000 cổ phiếu, chiếm 0,0318%, Norges Bank nắm giữ 17.968.000 cổ phiếu, chiếm 0,9531%, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust nắm giữ 1.139.000 cổ phiếu, chiếm 0,0604%, Vener Group Limited nắm giữ 2.500.000 cổ phiếu, chiếm 0,1326%, Vietnam Enterprise Investment Limited nắm giữ 15.727.400 cp, chiếm 0,8342% và Wareham Group Limited 9.000.000 cp, chiếm 0,4774%.
Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã nâng giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) thêm 14,9% lên 40.100 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị "mua" và giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi là do định giá cao hơn được tạo ra bởi cả phương pháp thu nhập thặng dư và phương pháp P/B mục tiêu.
Nguyên nhân chủ yếu của mức tăng trong phương pháp thu nhập thặng dư đến từ (1) mức tăng tổng cộng 22,1% trong dự báo LNST giai đoạn 2022-2026F của chúng tôi và (2) mức giảm chiết khấu mà chúng tôi áp dụng cho định giá của STB.
Trong khi đó, mức tăng trong phương pháp P/B mục tiêu là do (1) P/B mục tiêu của chúng tôi đối với STB tăng lên 1,71 lần khi chúng tôi áp dụng mức chiết khấu thấp hơn so với thước đo tiêu chuẩn của ACB để tính P/B mục tiêu cho STB và (2) điều chỉnh tăng 53,1% trong LNST dự phóng năm 2022 của chúng tôi.
Bên cạnh đó, VCSC tăng dự phóng LNST năm 2022 lên 53,1% chủ yếu do (1) dự phóng thu nhập từ lãi (NII) năm 2022 tăng 3,8% đến từ dự báo NIM tăng 15 điểm cơ bản, (2) NFI năm 2022 tăng 16,3% (bao gồm kinh doanh ngoại hối) khi chúng tôi giả định phí tiếp cận bổ sung và doanh số ancasurrance cao hơn trong năm, (3) mức giảm 4,6% trong chi phí HĐKD (OPEX) sau khi kết quả năm 2021 thấp hơn dự kiến và (4) giảm 11,6% trong chi phí dự phòng nhờ dự báo tỷ lệ nợ xấu giảm 30 điểm cơ bản và thực tế là STB đã xử lý được nhiều dư nợ VAMC qua tất toán hơn so với dự kiến của chúng tôi trong năm 2021.
Ngoài ra, VCSC cũng duy trì giả định rằng (1) toàn bộ lãi dự thu tồn đọng sẽ được xử lý trong năm năm 2022, (2) quỹ đất Phong Phú và 32,5% cổ phần của STB được thế chấp cho VAMC sẽ được bán vào năm 2022, (3) toàn bộ số dư nợ ròng của VAMC sẽ được xử lý và trích lập dự phòng trong năm 2022 và (4) nợ gốc từ việc bán trả chậm KCN Đức Hòa III sẽ được nhận trong năm 2023.
Bên cạnh yếu tố hỗ trợ là phí tiếp cận bổ sung cao hơn dự kiến từ Dai-ichi Life thì rủi ro giảm là do nợ xấu cao hơn dự kiến; việc xử lý tài sản tồn đọng chậm hơn dự kiến; phí tiếp cận bổ sung thấp hơn dự kiến từ Dai-ichi Life.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/3, giá cổ phiếu STB tăng 1,45% lên 31.550 đồng/cp với 1,221,970 đơn vị được giao dịch.