Sau khi trải qua 2 chu kỳ bất động sản lớn (2002-2006 và 2014-2018), dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản đã và đang được điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn hiện nay nhằm phát triển thị trường bất động sản một cách an toàn, bền vững.
ĐIỀU HÀNH NHẤT QUÁN CHO DÒNG TÍN DỤNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN
Sau khi trải qua 2 chu kỳ bất động sản lớn 2002-2006 và 2014-2018, khi sốt đất trôi qua để lại nhiều hệ lụy tiêu cực: nhà đầu tư vỡ nợ, nguồn lực đất đai đô thị hạn chế, bỏ hoang, nhà nước thất thu ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh tế, nhiều ngân hàng đã có những điều chỉnh mới phù hợp cho chính sách trong giai đoạn hiện nay, giúp thị trường phát triển bền vững thông qua 2 chính sách lớn: thứ nhất là tập trung phát triển bất động sản tạo ra giá trị thặng dư lâu dài. Và thứ hai đó là điều chỉnh dòng tín dụng vào các dòng bất động sản tạo ra giá trị thực được phát triển theo định hướng hiện nay.
Với định hướng phát triển thị trường bất động sản tạo ra giá trị thực: Khu công nghiệp và đô thị. Chính phủ đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng của thế giới nhằm đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp, theo đó phát triển tích hợp đô thị và dịch vụ với hàng loạt các dự án đô thị.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển bất động sản công nghiệp và đô thị tạo ra giá trị thực, các ngân hàng điều chỉnh tín dụng cho vay trong lĩnh vực bất động sản, kiểm soát chặt chẽ các dự án trước khi cho vay, những dự án tạo ra nhu cầu thực. Bởi nếu không phải là giá trị thật, khi có sự biến động khiến giá bất động sản giảm xuống thì rủi ro rất lớn.
Việc nắn tín dụng bất động sản nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường một cách thận trọng hơn trước. Động thái này đồng thời cũng hạ nhiệt phần nào bong bóng giá nhà đất vốn đã quá cao thời gian qua. Đặc biệt, nó sẽ tác động đến hành vi vay vốn mua đất để đầu cơ. Qua đó, thị trường bất động sản sẽ lành mạnh và ổn định hơn. Như vậy, nguồn vốn tín dụng cho vay sẽ được sử dụng đúng mục đích và kiểm soát được những rủi ro.
DỰ ÁN ĐỦ PHÁP LÝ ĐƯỢC NGÂN HÀNG SẴN SÀNG CHO VAY
Nắn tín dụng bất động sản đồng nghĩa với việc ngân hàng phải xem xét những dự án nào hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo an toàn hệ thống và có thể thu hồi được gốc và lãi trước khi cho vay. Nếu bất động sản đi xuống, tức khách hàng khó khăn không trả được nợ, thì ngân hàng cũng gặp khó trong phát mại tài sản đảm bảo. Do đó, cần phải kiểm soát làm sao cho thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Đối với các dự án muốn vay vốn trong lĩnh vực bất động sản cần có tính khả thi, thanh khoản tốt. Do đó, dự án muốn vay tín dụng ngân hàng cần có đầy đủ hồ sơ pháp lý (bàn giao đất, giấy phép xây dựng, giấy phép mở bán) và đặc biệt những chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh để triển khai dự án sẽ được ngân hàng sẵn sàng cho vay.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ quan sát vị trí dự án và ưu tiên cho vay các dự án bất động sản của những chủ đầu tư đã có kinh nghiệm, thành công phát triển dự án, những dự án có vị trí tốt, quy hoạch hạ tầng thu hút cư dân có nhu cầu thực.
Nhờ bàn tay thẩm định pháp lý của ngân hàng mà dự án sẽ an toàn và minh bạch hơn. Bởi khi tín dụng vào bất động sản hẹp hơn sẽ giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn. Những dự án được ngân hàng cho vay sẽ được thẩm định kỹ và khách hàng hoàn toàn an tâm về uy tín và khả năng tài chính của chủ đầu tư, đảm bảo thời gian nhận giấy tờ chủ quyền nhà.
Trong xu hướng phát triển các đô thị tạo ra giá trị thực trong giai đoạn hiện nay cùng định hướng mở rộng không gian phát triển về phía Đông Bắc Thủ đô, các dự án đại đô thị như: Vinhomes Ocean Park, Centa VSIP, Ecopark,... với lợi thế vị trí và có pháp lý rõ ràng, liên kết với nhiều ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu thực của cư dân đang trở thành lựa chọn hàng đầu và nhận được sự quan tâm của lượng lớn nhà đầu tư và những khách hàng mua ở thực trong vùng Thủ đô.