"Tôi nghĩ nó chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn vì có rất nhiều nhà máy chế tạo chip đang được xây dựng", CEO Tesla Elon Musk nêu quan điểm.
Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp ô tô đánh giá cao sự hỗ trợ tiềm năng từ năng lượng hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu.
Sự thiếu hụt chip toàn cầu đã có tác động lớn đến nhiều ngành công nghiệp, nhưng lĩnh vực ô tô bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Các tên tuổi lớn trong ngành như Ford, Volkswagen và Daimler đều đã buộc phải tạm ngừng sản xuất tại nhiều điểm khác nhau và cắt giảm mục tiêu sản xuất do thiếu chip.
Trong khi đó, CEO Stellantis, Carlos Tavares, cho biết tập đoàn được thành lập thông qua sự hợp nhất giữa Fiat Chrysler và PSA của Pháp, dự kiến sẽ đạt được mục tiêu phát thải carbon dioxide của châu Âu trong năm nay mà không cần mua tín dụng carbon từ Tesla để đủ tiêu chuẩn.
Trước đó, các nhà phân tích đánh giá cơn khát nguồn cung chip bán dẫn có thể sẽ kéo dài tới 2023. Cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bắt đầu vào cuối năm 2020 khi các nhà sản xuất ô tô đánh giá thấp hậu quả thiếu linh kiện sau khi đại dịch được nới lỏng. Bất chấp mọi phương án giải quyết, cuộc khủng hoảng ngày càng khốc liệt do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ tự nhiên, cháy nhà máy đến đại dịch Covid-19.
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong mọi sản phẩm điện tử, từ máy PlayStaytion 5, bàn chải đánh răng, đến máy giặt, đồng hồ báo thức và đương nhiên là cả ô tô. Nhưng số lượng chip cung ứng hiện không đủ cho thị trường và sự thiếu hụt này không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các nhà sản xuất ô tô sử dụng chất bán dẫn trong mọi thứ, từ hệ thống trợ lực lái, cảm biến phanh, đến hệ thống giải trí và camera đỗ xe. Những chiếc xe càng thông minh thì càng sử dụng nhiều chip hơn.
Vào năm 2019, Tesla bắt đầu sản xuất ô tô với chip AI tùy chỉnh giúp phần mềm trên xe đưa ra quyết định phản ứng với những gì đang xảy ra trên đường.
Vào tháng 7 vừa qua, Musk từng cho biết việc sản xuất sản phẩm Powerwall của Tesla, một loại pin dự phòng cho gia đình, cũng đã bị “tụt hậu” do thiếu chip.