February 23, 2021 | 21:57 GMT+7

ENEOS Corporation đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu quỹ của Petrolimex

Hà Anh

Tập đoàn ENEOS Corporation, công ty mẹ của cổ đông Nhật Bản JX Nippon Oil & Energy đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu Petrolimex từ ngày 1/3/2021 đến ngày 30/3/2021

Sơ đồ giá cổ phiếu PLX từ đầu năm đến nay.
Sơ đồ giá cổ phiếu PLX từ đầu năm đến nay.

ENEOS Corporation thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX-HOSE).

Theo đó, Tập đoàn ENEOS Corporation, công ty mẹ của cổ đông Nhật Bản JX Nippon Oil & Energy đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu Petrolimex từ ngày 1/3/2021 đến ngày 30/3/2021 theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Trước đó, ENEOS cũng đã mua toàn bộ 13 triệu cổ phiếu quỹ của PLX bán ra từ 27/8 đến ngày 14/9/2020.

Ông Toshiya Nakahara - Thành viên Hội đồng Quản trị PLX và cũng là Thành viên Hội đồng Quản trị ENEOS Corporation.

Nếu giao dịch thành công, ENEOS Corporation sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại Petrolimex từ 13 triệu cổ phiếu, chiếm 1% lên 38 triệu cổ phiếu, chiếm 2,94% vốn điều lệ tại PLX. Hiện, công ty con là JX Nippon Oil & Energy là cổ đông chiến lược của Petrolimex, nắm giữ 103.528.476 cổ phiếu, chiếm 8% vốn tại PLX.

Sau giao dịch này, Petrolimex sẽ còn hơn 55 triệu cổ phiếu quỹ.

Được biết, Petrolimex ghi nhận doanh thu hợp nhất quý 4/2021 đạt 31.300 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.007 tỷ đồng giảm 11% so với cùng kỳ.

Năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất đạt 123.000 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 1.235 tỷ đồng, giảm gần 74% so với cùng kỳ.

Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của Petrolimex đạt hơn 61.143 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (61.762 tỷ đồng); Tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 11.275 tỷ đống, xuống 10.624 tỷ; hàng tồng kho giảm mạnh từ 11.772 tỷ đầu năm còn 9.420 tỷ cuối năm; nợ ngắn hạn tăng từ 34.173 tỷ lên 35.373 tỷ đồng và nợ dài hạn tăng giảm 1.666 tỷ xuống còn 1.633 tỷ đồng.

PLX cho biết, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung cũng như của Petrolimex nói riêng. Các yếu tố bất lợi mà chủ lực là tình hình địa chính trị trên thế giới khiến diễn biến giá dầu dị biệt lần đầu tiên trong lịch sử, đại dịch Covid-19, thiên tai bão lũ đánh vào các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate