March 23, 2022 | 17:53 GMT+7

ESG - chìa khóa để Việt Nam theo đuổi mục phát triển bền vững

Khánh Vy -

Bốn nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển cho rằng nguồn vốn FDI chất lượng cao sẽ tìm kiếm các nền kinh tế đang phát triển chú trọng tuân thủ các nguyên tắc ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị)…

Không một ngành hay lĩnh vực nào có thể  đứng ngoài bối cảnh chung mà không chịu tác động, cho dù đó là về khía cạnh môi trường, xã hội hay về cách thức điều hành của các doanh nghiệp.
Không một ngành hay lĩnh vực nào có thể  đứng ngoài bối cảnh chung mà không chịu tác động, cho dù đó là về khía cạnh môi trường, xã hội hay về cách thức điều hành của các doanh nghiệp.

Ngày 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Hội thảo: ESG – Mô hình kinh doanh để phát triển bền vững” nhằm chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia Bắc Âu về các vấn đề thiết thực đối với Việt Nam trong phát triển bền vững.

Theo đó, các đại biểu tập trung thảo luận 4 câu hỏi mang tính chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như quốc gia trong tương lai. Đó là những rủi ro sẽ phải đối mặt trong việc hướng tới một tương lai bền vững; những vấn đề cần ưu tiên; thu hút, đào tạo, phát triển các nguồn lực về lãnh đạo và nhân tài trong công ty để thúc đẩy thành công; và cuối cùng tận dụng cơ hội nào nhằm vượt qua các thách thức lớn và tạo thêm giá trị theo cách sáng tạo?

Theo PGS. TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các nước Bắc Âu không chỉ được đánh giá cao về mô hình phát triển kinh tế - xã hội mà được thế giới biết đến với nhiều thành tựu khác như các quốc gia có “chỉ số hạnh phúc” đứng đầu thế giới, danh hiệu “thủ đô xanh nhất châu Âu”, đứng đầu bảng xếp hạng về SDG (chỉ số về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững) và cũng là các nước đứng đầu về chỉ số ESG.

“Kinh nghiệm lãnh đạo, quản trị và phát triển của các nước Bắc Âu trên lĩnh vực này rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Qua đó, sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực lãnh đạo, quản trị quốc gia và địa phương về ESG nói riêng, phát triển nhanh và bền vững đất nước nói chung theo tinh thần Nghị quyết Đại hôị XIII của Đảng, các Nghị quyết và Chương trình hành động của Quốc hội và Chính phủ”, PGS. TS Lê Văn Lợi cho cho biết.

Còn theo Đại sứ các nước Bắc Âu, trong bối cảnh Covid-19, không một ngành hay lĩnh vực nào có thể  đứng ngoài bối cảnh chung mà không chịu tác động, cho dù đó là về khía cạnh môi trường, xã hội hay về cách thức điều hành của các doanh nghiệp.

Về mặt tổng quan, ESG là việc xem xét các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong quá trình ra quyết định đầu tư. Cụm từ này thường được sử dụng thay thế cho đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong khu vực công của chính phủ do đóng góp quan trọng của khu vực này vào sự phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch Covid-19.

“Cũng cần lưu ý rằng FDI chất lượng cao sẽ tìm kiếm các nền kinh tế đang phát triển chú trọng tuân thủ các nguyên tắc ESG. Hơn nữa, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, quyền và vai trò của người tiêu dùng ngày càng quan trọng và người tiêu dùng ngày nay yêu cầu khắt khe việc sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia coi trọng ESG”, Đại sứ các Bắc Âu nhấn mạnh.

Tuy ESG được phát triển bởi và dành cho khu vực tư nhân song cách tiếp cận này đề cập đến nhiều vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả hơn nếu có sự hợp tác giữa các khu vực công tư. Đảm bảo sử dụng bền vững năng lượng và tài nguyên, xây dựng các chính sách an sinh xã hội cũng như phòng chống tham nhũng là những nhiệm vụ mà các chủ thể nhà nước và tư nhân đều có vai trò thiết yếu.

Về bản chất, đây đều là những thách thức toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều phải đối mặt, trong đó có Việt Nam. Đối với thị trường lao động, trước làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam năm 2021, các ngành sản xuất/xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ ... tiếp tục chịu thách thức thiếu lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như bộc lộ những lỗ hổng kinh tế và xã hội đối với cả doanh nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, việc củng cố hệ thống pháp luật thông qua luật lao động sửa đổi và cam kết phê chuẩn tất cả các công ước cốt lõi của ILO, cũng như triển khai các cam kết đầy tham vọng sau Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP26) tại Glasgow vào tháng 11 năm 2021, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050 và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, cách tiếp cận ESG hứa hẹn sẽ đưa ra câu trả lời cho những thách thức chung cho cả khu vực công và tư nhân.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate