Người khổng lồ mỹ phẩm Estée Lauderr Cos Inc (EL.N) đang đàm phán để mua lại thương hiệu cao cấp Tom Ford trong một thương vụ trị giá 3 tỷ đô la, tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 1/8, trích dẫn một nguồn tin giấu tên. Theo tờ báo, thương vụ tiềm năng sẽ là giao dịch mua lại lớn nhất từ trước đến nay của chủ sở hữu thương hiệu Clinique, đồng thời cho biết thêm Estée Lauder không phải là người duy nhất “nhòm ngó” Tom Ford.
Estée Lauder từ chối bình luận, trong khi Tom Ford không trả lời ngay lập tức câu hỏi phỏng vấn của Reuters. Được thành lập bởi nhà thiết kế thời trang Tom Ford vào năm 2005, thương hiệu cao cấp này được biết đến nhiều với trang phục sang trọng dành cho nam giới, nhưng cũng bao gồm các sản phẩm quần áo, túi xách, mỹ phẩm và nước hoa dành cho phụ nữ. Estée Lauder được cho là đặc biệt quan tâm đến dòng sản phẩm làm đẹp của Tom Ford và nếu thâu tóm thành công, thương hiệu có khả năng sẽ tìm cách cấp phép sản xuất và kinh doanh các danh mục không liên quan đến làm đẹp - bao gồm quần áo và kính mắt - một cách riêng biệt với các công ty khác.
Dù vậy, một thỏa thuận như thế này sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong chiến lược của Estée Lauder, công ty thường mua lại các thương hiệu làm đẹp thuần túy. Nó cũng có thể trở thành thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của công ty. Trong những năm gần đây, chiến lược mua lại của Estée Lauder đã mang lại nhiều kết quả khác nhau. Mặc dù hãng đã có mức tăng trưởng doanh số hai con số sau đại dịch, việc đảm bảo quyền sở hữu một thương hiệu cực kỳ uy tín như Tom Ford vẫn là một vụ đánh cược ít rủi ro hơn so với đầu tư vào một công ty khởi nghiệp non trẻ. Còn đối với Tom Ford, việc bán lại thương hiệu cho một đối tác lâu năm có thể giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.
Cũng được biết đến với các thương hiệu như La Mer và M.A.C., Estée Lauder có vốn hóa thị trường là 97,59 tỷ USD, theo dữ liệu của Refinitiv. Thương hiệu từ lâu cũng đã giữ giấy phép cho các dòng mỹ phẩm và nước hoa của Tom Ford, mà nhà thiết kế này đã hợp tác phát triển cùng với tập đoàn. Estée Lauder đã làm việc với Tom Ford về nước hoa trong nhiều năm nên hiểu rất rõ về công ty. Điều đó cũng có nghĩa là Estée Lauder đã có thể nhìn thấy những cơ hội trong công việc kinh doanh mà những người khác không thể hiểu rõ ngay lập tức.
Theo tờ Wall Street Journal, Estée Lauder đánh giá cao hiệu quả hoạt động của các thương hiệu thuộc Tom Ford trong cuộc gọi thu thập thông tin gần đây nhất. Nhà sản xuất mỹ phẩm này cũng sẽ công bố báo cáo doanh thu vào khoảng nửa cuối tháng 8 này. Estée Lauder đã trả gần 1 tỷ đô la để mua phần còn lại của công ty làm đẹp Deciem của Canada vào năm 2021 và cũng trả khoảng 1 tỷ đô la cho công ty chăm sóc da Hàn Quốc Have & Be Co. vào năm 2019.
1,797 USD là số tiền trung bình mà một khác hàng sẽ chi tiêu sau khi bước vào bất kỳ một của hiệu Tom Ford nào ở New York, theo một thống kê của Racked năm 2013.
Cũng quan trọng không kém, đó là sự đa dạng hóa hợp lý. Estée Lauder đang tạo ra một lượng tiền mặt khổng lồ, doanh thu năm tài chính đây nhất của họ là hơn 3 tỷ USD. Lượng tiền mặt đó phải dùng vào việc gì có hiệu quả và việc mua lại một thương hiệu là cách hợp lý để tạo ra sự tăng trưởng. Ngoài ra, với thương vụ mua lại Tom Ford của Estée Lauder, thương hiệu ngụ ý rằng họ thuộc về lĩnh vực kinh doanh xa xỉ, trong khi trước đây họ luôn chỉ được mô tả là một doanh nghiệp làm đẹp. Estée Lauder đang nhìn vào các công ty xa xỉ như LVMH và Kering và mong muốn sự định vị, tăng trưởng và vị thế đó.
Trước đó, giới thời trang râm ran thông tin Tom Ford đang hợp tác với các nhà cố vấn tài chính từ ngân hàng Goldman Sachs để định giá thương hiệu cá nhân. Suốt 17 năm kinh doanh, công ty vẫn thuộc dạng tư nhân, không cần phải báo cáo tài chính, nên chỉ các nhà đầu tư nội bộ mới rõ tình hình số liệu. Dù vậy, ước tính rằng tổng giá trị thương hiệu có thể lên đến hàng tỉ đô-la Mỹ.
Bloomberg là đơn vị truyền thông đầu tiên đưa tin về thương vụ này, nhưng không kết luận liệu Tom Ford có bán cả thương hiệu hay sẽ chỉ bán một lượng cổ phần và tiếp tục nán lại để thiết kế cho đối tác mới. Hoặc nhà thiết kế nổi tiếng này cũng có thể chọn sáp nhập vào một tập đoàn và rời đi hoàn toàn. Bên cạnh thiết kế thời trang, Tom Ford còn là nhà làm phim, vì thế giả thuyết được tin cậy nhất đến lúc này là ông muốn bán đi thương hiệu để giảm tải công việc hàng ngày và theo đuổi các dự án nghệ thuật.
Ngược lại quá khứ, nhà thiết kế Tom Ford đã rời khỏi hãng Gucci vào tháng 4/2004. Chỉ sau một tháng rời khỏi hãng Gucci, Tom Ford đã lập tức được "chiêu mộ" bởi Estee Lauder. Không chỉ ký hợp đồng sản xuất mỹ phẩm (thương hiệu Amber Nude) với Estée Lauder, Tom còn ký thêm một hợp đồng thiết kế kính mắt với Marcolin. Những bản hợp đồng này đều mang lại cho Tom rất nhiều triệu đô la. "Rất nhiều người hỏi tôi lý do vì sao tôia đồng ý làm việc với Estée Laude," Tom nói. "Tôi có thể trả lời, đó là một thương hiệu mà tôi rất kính trọng về khả năng sáng tạo vô bờ bến của họ”.
Hiện còn chưa có gì đảm bảo rằng thỏa thuận này sẽ thành công, vì những người đặt giá thầu khác cho Tom Ford có thể xuất hiện với những bản hợp đồng còn nhiều tiền hơn. Nhưng nếu đúng là Estée Lauder đang đàm phán để mua lại một thương hiệu thời trang, thì việc này sẽ đặt ra một bước ngoặt mới về cách các công ty làm đẹp có thể phát triển trong tương lai.