Theo tin từ Reuters, EMA nói rằng mối quan hệ nhân quả giữa GBS và việc tiêm vaccine AstraZeneca - loại vaccine có tên chính thức là Vaxzevria - “ít nhất là một khả năng đáng kể” sau 833 ca mắc GBS được báo cáo trên tổng số 592 triệu mũi tiêm vaccine này đã được thực hiện trên toàn thế giới tính đến ngày 31/7.
EMA phân loại tác dụng phụ trên của vaccine AstraZeneca là “rất hiếm gặp”, cấp độ thấp nhất về tần suất xảy ra trong thang phân loại tác dụng phụ mà cơ quan này đưa ra. Bên cạnh đó, EMA cũng nhấn mạnh rằng lợi ích mà vaccine AstraZeneca mang lại vượt xa những rủi ro về tác dụng phụ.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã cảnh báo về khả năng mắc GBS như một tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Johnson & Johnson. Cả vaccine AstraZeneca và Johnson & Johnson đều sử dụng công nghệ vector, và đều được cho là có một tác dụng phụ hiếm gặp khác là nguy cơ đông máu.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ bị đông máu khi tiêm vaccine không cao bằng nguy cơ đông máu khi bị mắc Covid-19.
Cũng theo giới khoa học, vaccine Pfizer Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV2.