June 24, 2022 | 13:12 GMT+7

Facepay - phương thức thanh toán hiện đại, bảo mật và an toàn

Thúy Quỳnh

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa triển khai thành công hình thức thanh toán Facepay trên ngân hàng số OCB OMNI, một ứng dụng công nghệ an toàn, bảo mật, hiện đại nhất hiện nay. Ông Dư Xuân Vũ – Phó Giám đốc Khối Bán lẻ OCB đã có những chia sẻ chi tiết về phương thức này…

Ông Dư Xuân Vũ - Phó Giám đốc Khối Bán lẻ OCB.
Ông Dư Xuân Vũ - Phó Giám đốc Khối Bán lẻ OCB.

Được biết, OCB là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai tính năng thanh toán qua nhận diện khuôn mặt. Ông có thể chia sẻ cụ thể thêm về tính năng này?

OCB là ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt tại Việt Nam - được gọi là Facepay. Có thể nói rằng, đây là phương thức thanh toán hiện đại nhất trên thị trường với việc ứng dụng công nghệ AI sinh trắc học phù hợp với xu thế chuyển đổi số, đặc biệt là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng khi yếu tố đơn giản, tiện lợi và phục vụ nhanh chóng đang được ưu tiên hàng đầu.

Với Facepay, khách hàng  chỉ cần đang sử dụng hoăc đăng ký mới phương thức xác thực giao dịch Face OTP trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI là có thể thanh toán ngay hàng hóa mua sắm bằng tài khoản ngân hàng qua thiết bị Facepay đặt tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán. Khi thanh toán, khách hàng chỉ cần “có mặt” là xong, không cần dùng tiền mặt, không thẻ ngân hàng, không điện thoại, chỉ cần nhìn vào màn hình LCD trên quầy thu ngân, tất cả mọi thao tác chỉ mất vài giây và hoàn toàn miễn phí.

Hiện OCB đã triển khai thành công phương thức thanh toán Facepay tại gần 170 cửa hàng tiện lợi GS25 và sẽ tiếp tục mở rộng ở các cửa hàng bán lẻ khác vì phương thức này sẽ phù hợp nhất cho các giao dịch thanh toán nhỏ lẻ, tiêu dùng hàng ngày của khách hàng.

Facepay hiện đã được triển khai đồng loạt tại hệ thống siêu thị GS25.
Facepay hiện đã được triển khai đồng loạt tại hệ thống siêu thị GS25.

Tính năng Facepay có sự khác biệt như thế nào so với việc các hình thức thanh toán khác thưa ông?

So với thanh toán tiền mặt thì phương pháp này vượt trội hơn tất cả mọi điểm. Còn so với các hình thức thanh toán không tiền mặt, Facepay có sự khác biệt hơn bởi khách hàng có thể được thực hiện ngay giao dịch thanh toán mà không cần dùng đến bất kỳ thiết bị vật lý nào, thậm chí là điện thoại và cũng không cần phải nhập mã xác thực OTP/mã PIN bởi vì khuôn mặt chính là “đại diện cho ví tiền” và là mật khẩu để xác thực chính chủ.

Phương thức này cũng đảm bảo an toàn và bảo mật vì mỗi một khách hàng được gắn với một dữ liệu nhận dạng sinh trắc học duy nhất nên sẽ rất khó để có thể điều chỉnh hay thay thế được so với các thiết bị/công cụ vật lý khác. Đồng thời, các bước giao dịch đều được mã hóa và bảo vệ theo tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến nhất nên khách hàng yên tâm, tự tin để sử dụng.

Đặc biệt, hình thức thanh toán này mang tính ứng dụng rất cao vì không cần thao thác hay ghi nhớ nhiều dữ liệu thông tin nên đáp ứng được cho tất cả phân khúc người dùng, nhất là những người quá bận rộn, khó nhớ được những thông tin bảo mật cho giao dịch.

Facepay được đánh giá là bước tiến mới. Theo ông, ứng dụng này liệu có vấp phải lo ngại về tính bảo mật hay không? Và người dùng cần cẩn trọng như thế nào khi sử dụng ứng dụng này trong giao dịch để đảm bảo an toàn?

Theo tôi, mỗi một phương thức thanh toán đều có những tiêu chuẩn về an toàn bảo mật để bảo vệ khách hàng và an toàn cho giao dịch nhưng không có nghĩa là mọi thứ đều được bảo vệ tuyệt đối. Công nghệ thanh toán nhận diện qua khuôn mặt Facepay được ứng dụng một trong những công nghệ an toàn, Để sử dụng được dịch vụ này khách hàng phải đăng ký trước với ngân hàng. Đồng thời thanh toán qua Facepay được triển khai tại các cửa hàng bán lẻ nên giá trị giao dịch cũng đang được cài đặt ở mức thấp phù hợp với thanh toán tiêu dùng, mua sắm hàng ngày để bảo vệ khách hàng tối đa trước các rủi ro bên ngoài.

Người dùng, để bảo vệ cho tài khoản của mình, cũng cần chủ động trong việc bảo vệ, phòng tránh những rủi ro có thể làm lộ thông tin tài khoản, thông tin giao dịch của mình trong thời đại công nghệ số liên tục thay đổi và phát triển hiện nay.

Khách hàng sử dụng dịch vụ của OCB, cần thao tác những gì khi dùng tính năng Facepay, thưa ông?

Khách hàng đang sử dụng ngân hàng số OCB OMNI, để đăng ký sử dụng tính năng Facepay, chỉ cần đăng ký phương thức xác thực giao dịch Face OTP tại OCB OMNI là có thể thanh toán ngay hàng hóa mua sắm bằng tài khoản ngân hàng qua thiết bị Facepay đặt tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán như GS25. Mọi thao tác đăng ký, thanh toán diễn ra cực kỳ nhanh chóng và tiện dụng.

Đối với khách hàng mới thì có thể đăng ký ngân hàng số OCB OMNI. Kích hoạt, xác thực Face OTP và thực hiện thanh toán tại hệ thống các cửa hàng có chấp nhận thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt.

Cùng với Facepay, khi sử dụng ngân hàng số OCB OMNI khách hàng cũng sẽ được trải nghiệm hệ sinh thái tài chính thông minh với đa dạng tính năng và tiện ích nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch trực tuyến ngày càng gia tăng như: đặt vé xem phim, mua vé tàu/xe/máy bay, đặt phòng khách sạn, mua vé số online, đóng học phí, quét mã QR code để chuyển khoản dễ dàng mà không cần nhập liệu thủ công, thanh toán tự động hóa đơn đến kỳ hạn…

Ngoài ra, khi sử dụng gói tài khoản thông minh định danh trực tuyến eKYC trong năm 2022, người dùng sẽ được tận hưởng vô vàn các đặc quyền về phí: miễn 100% phí thường niên, phí duy trì tài khoản, phí chuyển khoản trong và ngoài hệ thống OCB, không yêu cầu số dư tối thiểu... Trên mỗi giao dịch, khách hàng được tích lũy OMNI Coins có thể quy đổi thành nhiều quà tặng thiết thực bao gồm: thẻ nạp điện thoại, e-voucher ăn uống/mua sắm/du lịch, tiền mặt... Đặc biệt, hạn mức giao dịch trong ngày lên đến 2 tỷ đồng khi đăng ký phương thức xác thực Face OTP và 20 tỷ đồng đến các tài khoản thụ hưởng tin cậy đã có đăng ký trước trên hệ thống OCB.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate