“Tôi đã ngừng đổ xăng cho chiếc xe của mình từ nhiều năm trước, vì nó trở nên rất vất vả. Chồng tôi làm việc đó cho tôi”, Angela Aben, người làm việc trong bộ phận truyền thông của Ford Châu Âu và sử dụng xe lăn trợ lực cho biết. “Sự ra đời của một trạm sạc robot sẽ mang lại cho tôi mức độ độc lập cao hơn nhiều”.
Trong một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy trọng lượng của cáp sạc và nỗ lực cần thiết để đẩy bộ sạc vào ô tô đã ngăn cản một số tài xế khuyết tật ở Vương quốc Anh sử dụng một số cổng sạc nhất định.
Robot của Ford tìm cách giải quyết những vấn đề đó và sau quá trình thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm, đang được thử nghiệm trong các tình huống thực tế. Sau khi được kích hoạt, nắp sạc sẽ mở ra, cánh tay sạc mở rộng về phía cổng xe bằng camera và sau khi sạc, cánh tay này sẽ thu lại vào vị trí của nó như trước.
Nhà sản xuất ô tô cho biết, trong tương lai, bộ sạc có thể được lắp đặt tại các điểm đỗ xe dành cho người khuyết tật, trong bãi đỗ xe và nhà riêng. Và không khó để tưởng tượng nó có thể có những công dụng ngoài dự định ban đầu như thế nào. Ví dụ, cánh tay sạc robot cũng có thể hữu ích cho các công ty có đội xe điện.
Khi các phương tiện có nhiều tính năng tự hành hơn, công nghệ này một lần nữa có thể rất hữu ích. Thay vì phải đậu ở nơi có bộ sạc, một chiếc xe có thể thả người ngồi xuống gần cửa và tự lái đến bộ sạc, nơi cánh tay robot sẽ cho phép nó tự động sạc.
Birger Fricke, một kỹ sư nghiên cứu của Ford Châu Âu nói: “Ford cam kết đảm bảo quyền tự do di chuyển và ngay bây giờ việc đổ xăng hoặc sạc pin cho xe của bạn có thể là một vấn đề lớn đối với một số tài xế. Trạm sạc robot có thể là một tiện ích bổ sung cho một số người, nhưng — hoàn toàn cần thiết cho những người khác”.