October 17, 2022 | 15:20 GMT+7

Foreign investors taking up much space in HCMC

Ban Mai -

Savills HCMC has said that brands from Japan and South Korea occupy nearly half of all retail space in Ho Chi Minh City. CBRE, meanwhile, has said that foreign players continued to expand in the third quarter of the year, with the appearance of many international brands in the fashion, sports, and F&B sectors.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Ghi nhận từ thị trường cho thấy ngành hàng dịch vụ ăn uống (F&B) tiếp tục dẫn đầu số lượng hỏi thuê với mức tăng 26% theo quý kể từ đầu năm 2022…

ẨM THỰC NGOẠI “TÌM KIẾM” MẶT BẰNG

Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, tiêu dùng của người dân thành phố đã tăng trưởng trở lại trong 9 tháng đầu năm 2022 với mức tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021 (thời điểm giãn cách), đạt 805.000 tỷ đồng (33,5 tỷ USD). Dù vậy, mức chi tiêu này cũng chỉ bằng 84% so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Đánh giá về thị trường bán lẻ TP.HCM, bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý bộ phận Nghiên cứu thị trường, Savills TP.HCM, cho rằng rủi ro lạm phát và gia tăng chi phí sinh hoạt đã thắt chặt chi tiêu nhu yếu phẩm và các dịch vụ vui chơi giải trí của người tiêu dùng.

Dù vậy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động bán lẻ nhờ vào tiêu dùng nội địa tăng trưởng ổn định và triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn. Khách thuê từ Nhật Bản tập trung vào ngành ăn uống như Gyu Shige và gia dụng nhà ở như Muji và khách từ Hàn Quốc đang tập trung ngành ăn uống như Dookki. Điều này giúp cho 44% diện tích được lấp đầy bởi các thương hiệu Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngoài ra, các thương hiệu siêu thị tiếp tục chú ý đến thị trường bán lẻ của Việt Nam. Trong giai đoạn 2022 và 2027, Central Group sẽ đầu tư 828 tỷ USD, trong khi Thiso Retail đặt mục tiêu mở 20 siêu thị và AEON Mall dự kiến mở 10 siêu thị. WinMart cũng đóng góp trong lĩnh vực này khi chủ đầu tư dự định mở 1.100 cửa hàng trong năm 2022.

Đối với các trung tâm bách hóa hoạt động lâu năm cũng tìm cách thích nghi với thị trường. Chẳng hạn, Diamond Plaza và Hùng Vương Plaza đang được cải tạo lại với sự bố trí mới và khách thuê mới khi hoạt động trở lại. Trung tâm mua sắm như Pandora City và Lotte Mart Phú Thọ cũng đang có kế hoạch cải tạo lại dự án.

Theo CBRE, trong quý 3/2022, thị trường tiếp tục chứng kiến sự mở rộng của khối ngoại với sự xuất hiện của một số thương hiệu quốc tế ngành thời trang, thể thao, F&B.

Ở khu vực trung tâm quận 1 ghi nhận hoạt động mới của hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như McLaren, Beverly Hills Polo Club, ViinRiic Galeries De Parfumes, Maestro, De Obelly và Sohee.

Cùng lúc đó, vào tháng 9 vừa qua, Decathlon cũng đã chính thức khai trương tại Vạn Hạnh Mall, (quận 10) và thương hiệu thời trang Hàn Quốc 8seconds đã khai trương tại tầng 1, trung tâm mua sắm Aqua City (Đồng Nai).

GIÁ CHÀO THUÊ TĂNG

Theo Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy của bất động sản bán lẻ đạt 92% trong quý 3/2022, giảm 2% theo năm, chủ yếu đến từ các vị trí ngoài trung tâm. Kể từ quý 4/2021, 25% trong tổng diện tích bỏ trống là khách thuê ngành thiết bị gia dụng, 22% là khách thuê kinh doanh ăn uống, và 17% là thương hiệu thời trang.

Diện tích và giá thuê bất động sản bán lẻ tại TP.HCM.
Diện tích và giá thuê bất động sản bán lẻ tại TP.HCM.

Về giá thuê, ghi nhận của Savills Việt Nam cho thấy, giá thuê tầng trệt tăng 1% theo quý và 6% theo năm. Tại trung tâm, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở mức 3 triệu đồng/m2/tháng, ngoài trung tâm khoảng 1 triệu đồng/m2/tháng.

Nhận xét về tình hình hoạt động của thị trường bán lẻ trong 9 tháng đầu năm 2022, bà Thanh Phạm, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, CBRE Việt Nam, cho biết giá chào thuê khu vực trung tâm vẫn duy trì đà tăng, đặc biệt là ở các vị trí đắc địa khi các nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Tỷ lệ trống có xu hướng giảm nhẹ ở khu vực ngoài trung tâm do một số thương hiệu dịch chuyển xu hướng mở rộng ra ngoài trung tâm và các trung tâm thương mại đang đảo lại ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu mua sắm và mở rộng của thương hiệu sau Covid-19.

Về nguồn cung tương lai, CBRE dự báo TP.HCM ​​sẽ đón thêm 1 nguồn cung mới vào cuối năm nay với 35.000m2 sàn hiệu dụng từ trung tâm thương mại Thiso (TP. Thủ Đức), và 144.000m2 sàn hiệu dụng trong giai đoạn 2023-2024.

CBRE ghi nhận số lượng yêu cầu hỏi thuê tăng trưởng trở lại ở ngành Dịch vụ ăn uống (F&B), Thời trang & Phụ kiện, Phong cách sống, chiếm gần 87% tổng số lượng yêu cầu hỏi thuê. Riêng ngành hàng Dịch vụ ăn uống (F&B) tiếp tục dẫn đầu số lượng hỏi thuê với mức tăng 26% theo quý kể từ đầu năm 2022.

Chia sẻ về triển vọng thị trường, bà Thanh Phạm cho rằng giá chào thuê khu vực đắc địa thành phố sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới với sự quan tâm của các nhà bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam, do đó, các thương hiệu cần nắm bắt cơ hội để mở rộng.

Ngoài ra, do lạm phát tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành được dự báo sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn, tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate