June 15, 2008 | 14:23 GMT+7

Giá thành ôtô nội sẽ tăng lên

Đ. Thọ

Với việc các loại linh kiện bị tăng thêm thuế nhập khẩu, giá ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian tới sẽ tăng lên

Giá bán của xe lắp ráp thậm chí sẽ tăng mạnh hơn hai lần trước do mức tăng thuế cao hơn đồng thời các hãng xe cũng phải chịu sức ép lớn từ thị trường ngoại hối.
Giá bán của xe lắp ráp thậm chí sẽ tăng mạnh hơn hai lần trước do mức tăng thuế cao hơn đồng thời các hãng xe cũng phải chịu sức ép lớn từ thị trường ngoại hối.
Với việc các loại linh kiện bị tăng thêm thuế nhập khẩu, giá ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian tới sẽ tăng lên.

Tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện dành cho sản xuất, lắp ráp các loại ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ tăng thêm 10%, lên mức 15%. Mức thuế mới này sẽ được áp dụng cho các tờ khai hải quan kể từ ngày 20/6/2008.

Cụ thể các mặt hàng bị áp mức thuế mới bao gồm bộ phận của hộp số, của cầu chủ động có vi sai và các trục không lái, của hệ thống giảm chấn (kể cả giảm chấn kiểu hệ thống treo), của két làm mát, của ống xả và bộ tiêu âm.

Như vậy, đây là lần thứ ba trong nửa đầu năm 2008 các loại linh kiện dùng cho ôtô lắp ráp trong nước chịu sự điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu theo hướng tăng lên.

Sau hai lần điều chỉnh thuế trước, giá bán của các loại ôtô du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống do các hãng xe thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã tăng thêm khoảng 5-8%. Với lần điều chỉnh này, đại diện một số hãng xe cho biết mức giá bán của xe lắp ráp thậm chí còn tăng mạnh hơn so với hai lần trước do mức tăng thuế cao hơn đồng thời các hãng xe cũng phải chịu sức ép lớn từ thị trường ngoại hối.

Việc điều thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện ôtô cũng là một động tác nhằm mục tiêu hạn chế lượng ôtô lưu hành qua đó khống chế ùn tắc giao thông, góp phần giảm mức nhập siêu và lạm phát hiện vẫn còn cao.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate