October 20, 2023 | 12:05 GMT+7

Giao dịch chán nản cực độ, lượng hàng bắt đáy “khủng” sắp về

Kim Phong -

Dòng tiền vẫn duy trì chiến lược “thi gan” với bên bán trong phiên sáng nay và kết quả tất yếu là thị trường “lịm” dần với thanh khoản rất nhỏ. Hai sàn niêm yết chỉ khớp được 6.253 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất 7 phiên. VN-Index bốc hơi thêm 0,99% với số mã giảm nhiều gấp 4 lần số tăng. Chiều nay sẽ có lượng giao dịch của phiên 22,2 ngàn tỷ về tài khoản…

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang gây áp lực mạnh lên VN-Index.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang gây áp lực mạnh lên VN-Index.

Dòng tiền vẫn duy trì chiến lược “thi gan” với bên bán trong phiên sáng nay và kết quả tất yếu là thị trường “lịm” dần với thanh khoản rất nhỏ. Hai sàn niêm yết chỉ khớp được 6.253 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất 7 phiên. VN-Index bốc hơi thêm 0,99% với số mã giảm nhiều gấp 4 lần số tăng. Chiều nay sẽ có lượng giao dịch của phiên 22,2 ngàn tỷ về tài khoản…

Phần lớn mức giảm 10,75 điểm của chỉ số xuất hiện trong nửa sau của phiên sáng. Ban đầu giao dịch chậm nhưng thị trường trong thế giằng co. VN-Index đạt đỉnh thứ nhất lúc 9h30, tăng gần 4 điểm, độ rộng ghi nhận 195 mã tăng/149 mã giảm. Đỉnh thứ hai lúc 10h tăng nhẹ hơn 1 điểm, độ rộng còn 174 mã tăng/211 mã giảm. Đến cuối phiên HoSE chỉ còn 93 mã tăng/364 mã giảm.

Thanh khoản tăng rất chậm là bằng chứng rõ nhất về chiến lược chờ mua. Khi biên độ điều chỉnh giá nhỏ, lực cầu không tạo thanh khoản. Thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào bên bán sẽ chấp nhận giá như thế nào. Thanh khoản từ 10h30 trở đi chiếm hơn một nửa giao dịch ở HoSE và cũng là nhịp giảm nhanh nhất. Đó là kết quả của hành động bán hạ giá xuống.

VN-Index hiện đang có 167 cổ phiếu giảm giá trên 1% và thanh khoản nhóm này chiếm 53,1% tổng giá trị khớp của sàn. Tuy thanh khoản HoSE đã giảm 13% so với sáng hôm qua, chỉ đạt khoảng 5.507 tỷ đồng. VN30 thậm chí giao dịch 1.970 tỷ, giảm 26%.

Dòng tiền quá yếu và nhất là với các blue-chips đã gây ra thiệt hại khá lớn. VCB giảm 2,01%, BID giảm 1,49%, VIC giảm 3,01%, GAS giảm 2,32%, VHM giảm 1,18%, VNM giảm 1,26%, CTG giảm 1,57%, FPT giảm 1,52% là 8/10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index. Duy nhất VPB còn tăng 0,7%, hiệu lực đỡ chỉ số không đáng kể.

Diễn biến của chỉ số VN-Index sáng nay.
Diễn biến của chỉ số VN-Index sáng nay.

Hiện tại diễn biến biến giá phụ thuộc chủ yếu vào áp lực bán, vì dòng tiền chỉ chấp nhận đỡ ở vùng giá rất thấp. Hầu hết các cổ phiếu thanh khoản cao nhất trên thị trường sáng nay đều giảm giá. Nổi bật là SSI giảm 1,99% với thanh khoản 395 tỷ; VND giảm 2,87% với 263,6 tỷ; DGC giảm 3,12% với 259,3 tỷ; FPT giảm 1,52% với 160,6 tỷ; VIX giảm 1,74% với 159,4 tỷ; GMD giảm 6,47% với 125,7 tỷ…

Trong bối cảnh dòng tiền yếu, các cổ phiếu thanh khoản cao dễ rơi vào tình thế bất lợi vì có nhiều nhà đầu tư chịu sức ép phải cắt lỗ. Trong 93 cổ phiếu đi ngược dòng sáng nay, chỉ 22 mã đạt thanh khoản từ 10 tỷ đồng trở lên. Trong số này, hầu hết biên độ giá cũng rất kém, nổi bật chỉ có DIG tăng 1,84% thanh khoản 160 tỷ; MWG tăng 1,28% với 146,7 tỷ; HCM tăng 3,14% với 107,6 tỷ; DXG tăng 2,87% với 88,8 tỷ; VCG tăng 1,63% với 79,2 tỷ; LPB tăng 2,14% với 33,9 tỷ…

Diễn biến bất lợi khác là khối ngoại đã dừng mua ròng và lại quay sang bán ròng 248,5 tỷ đồng trên HoSE. Khá may là EIB chiếm phần lớn mức vốn bị rút ròng, khoảng 118,3 tỷ. Còn lại là GMD -40,6 tỷ, CTG -13,9 tỷ, VIX -13,7 tỷ. Phía mua có HCM +14,7 tỷ, MWG +12,2 tỷ, FPT +10,7 tỷ. Giao dịch của khối ngoại hạ nhiệt trong bối cảnh tổng thanh khoản chung giảm nhiều. Đây là trạng thái èo uột nói chung, đặc biệt nhà đầu tư trong nước thường lo ngại về phiên chiều khi lượng cổ phiếu thua lỗ tiếp tục về tài khoản.

Chiều nay lượng hàng bắt đáy trong phiên giao dịch lớn hơn 22,2 ngàn tỷ đồng khớp lệnh hôm 18/10 về tài khoản. Đó là phiên có tín hiệu mua mạnh buổi chiều. Đây sẽ là thử thách lớn trong bối cảnh dòng tiền vẫn đang chờ đợi để mua rẻ.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate